Diện tích biển băng Bắc Cực đang ở mức thấp kỷ lục
Hãng Antara dẫn nguồn tin từ Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cho biết diện tích biển băng Bắc Cực đã giảm xuống 4,21 triệu km2, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu được vệ tinh quan sát vào năm 1979.
>>> Băng ở Bắc Cực sẽ biến mất trong 10 năm tới?
Theo JAXA, con số thấp kỷ lục trước đó là 4,245 triệu km2 ghi nhận được ngày 24/7/2007 và biển băng Bắc Cực hiện nay sẽ còn tiếp tục thu hẹp cho đến giữa tháng Chín.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực, có trụ sở tại St. Petersburg (Nga), Alexander Danilov giải thích việc diện tích biển băng Bắc Cực bị giảm xuống mức thấp kỷ lục chủ yếu do nhiệt độ ấm bất thường, cũng ở mức cao kỷ lục, trong năm 2011.
Báo cáo công bố hồi tháng Ba mới đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết độ dày băng Bắc Cực đã giảm trung bình 10-15cm.
Trong khi đó, Trung tâm Dữ liệu băng - tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) cũng thông báo về sự thu hẹp diện tích của biển băng Bắc Cực xuống mức thấp kỷ lục 4,17 triệu km2 vào ngày 16/9/2007, và cảnh báo đà thu hẹp này hiện vẫn đang tiếp tục.
NSIDC lưu ý mức độ co rút băng trên biển ở Bắc Cực trong những ngày đầu tháng Tám này đã tăng từ 100.000 km2/ngày trong mấy tháng gần đây lên 200.000 km2/ngày, khi xảy ra bão lớn tại đây.
Chuyên gia Danilov cho rằng tốc độ băng bị phá vỡ gia tăng là do gió mạnh làm tăng tốc độ tan chảy băng và làm tăng mức độ tác động của sóng biển lên các núi băng. Sự thay đổi trong mô hình hoàn lưu của bầu khí quyển do Trái Đất ấm lên vì hiệu ứng nhà kính đã làm cho bầu không khí ấm hơn và bão ghé thăm Bắc Cực thường xuyên hơn, kéo theo băng di chuyển nhanh hơn từ Bắc Băng Dương đến Đại Tây Dương.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
