Diện tích san hô toàn cầu đang thu hẹp quá nhanh
Các dải san hô ngầm trên khắp trái đất đang biến mất quá nhanh do tác động của biến đổi khí hậu, theo cảnh báo của hơn 2.600 nhà khoa học hàng đầu thế giới về ngành đại dương học ngày 9/7.
Cảnh báo này được đưa ra tại Hội nghị San hô Quốc tế, diễn ra tại thành phố Cairns, thuộc miền đông bắc nước Úc.
Các rặng san hô ngầm cung cấp thức ăn và công việc cho vô số cư dân sinh sống tại các miền duyên hải trên toàn thế giới, đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận kếch xù cho ngành du lịch và có chức năng giống như bức tường thành tự nhiên ngăn cản sóng thần và bão táp, các nhà khoa học cho biết.
Các nhà khoa học đại dương kêu gọi thế giới cần sớm có biện pháp cứu các dải san hô, vốn đang bị tàn phá dữ dội bởi hiện tượng đại dương ấm dần lên, sự axít hóa trong nước biển, việc đánh bắt cá quá mức và tình trạng ô nhiễm từ đất liền.
Các dải san hô ngầm đang mất dần do sự tàn phá của con người
Ông Jeremy Jackson, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện nghiên cứu Smithsonian (Mỹ) cho biết, 75% - 85% diện tích san hô tại Caribbean đã biến mất trong vòng 35 năm qua.
Ngay cả rặng san hô Great Barrier Reef tại Úc, vốn là dải san hô dài nhất và được bảo tồn nghiêm ngặt nhất, cũng đã "teo" lại phân nửa trong vòng năm thập niên qua.
Ông Stephen Palumbi, nhà khoa học thuộc Đại học Standord (Mỹ), chỉ ra rằng 85% diện tích của vùng “Tam Giác San Hô” tại châu Á đang bị đe dọa trực tiếp bởi các hoạt động của con người, gồm tình trạng ô nhiễm môi trường, đánh bắt cá bừa bãi, quy hoạch tràn lan tại các khu vực duyên hải.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
