Điệp viên giấu thông điệp trong vi khuẩn

Thay vì dùng nước chanh, trong tương lai các nhân viên tình báo có thể mã hóa những thông điệp bí mật bằng vi khuẩn để gửi tới đồng đội hoặc cấp trên.

Mực không màu, nước chanh là những loại dung dịch mà giới điệp viên sử dụng để ghi thông điệp trong suốt vài thập kỷ qua. Đương nhiên, giới tình báo cũng nghĩ ra hàng loạt cách để giải mã những thông điệp được viết bằng các loại "mực" đặc biệt ấy. Tìm ra cách mới để giấu thông điệp là nhu cầu thường xuyên trong thế giới tình báo.

Điệp viên giấu thông điệp trong vi khuẩn
Một thông điệp được mã hóa bằng màu sắc ánh sáng từ vi khuẩn. (Ảnh: Newscientist)

David Walt, một nhà hóa học của Đại học Tuft tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp nghĩ tới việc dùng vi khuẩn để cất giấu thông tin mật. Các nhà khoa học gây biến đổi gene đối với vi khuẩn Escherichia coli để chúng sản sinh các protein có khả năng phát sáng huỳnh quang. Nhờ các protein này mà vi khuẩn phát ra ánh sáng có 7 màu, Newscientist cho biết.

Mỗi ký tự của thông điệp được mã hóa bằng hai màu. Do vi khuẩn phát ra ánh sáng có 7 màu nên tổng số ký tự có thể mã hóa là 49 – đủ dùng cho bản chữ cái, các số tự nhiên từ 0 tới 9 và vài biểu tượng khác.

“Bạn có thể mã hóa mọi ứng dụng tình báo bí mật với 7 màu của vi khuẩn”, Walt tuyên bố.

Vi khuẩn được nuôi trên một đĩa thạch trắng trước khi người ta chuyển chúng sang một tấm phim mỏng. Tấm phim mỏng có thể được gửi cho người nhận qua bưu điện. Trong mọi điều kiện ánh sáng người ta không thấy gì trên tấm phim. Song thông điệp sẽ hiện ra khi người nhận đưa phim vào môi trường phù hợp để vi khuẩn trên phim phát sáng.

Ngoài việc làm cho vi khuẩn phát sáng, kỹ thuật biến đổi gene của Walt còn khiến vi khuẩn chỉ có thể phát sáng trong một số môi trường nhất định. Chẳng hạn, nếu một chủng vi khuẩn được biến đổi gene để chống lại một loại thuốc kháng sinh nào đó, chúng sẽ chỉ phát sáng khi phơi nhiễm kháng sinh ấy. Khi đó thuốc kháng sinh được coi là chìa khóa để giải mã thông điệp, Walt nói rằng ông có thể tạo ra hàng nghìn chìa khóa như vậy bằng cách kết hợp một số đặc tính di truyền của vi khuẩn.

Các nhà khoa học cũng có thể làm mất khả năng phát sáng của vi khuẩn sau một khoảng thời gian nhất định, nhờ đó họ sẽ tạo ra những thông điệp có khả năng tự hủy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News