Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Vụ phun trào núi lửa Tonga hôm 15/1 đã phá hủy và nhấn chìm miệng núi lửa xuống dưới mực nước biển, che khuất khỏi tầm nhìn vệ tinh.

Vụ phun trào khiến các nhà khoa học đang gặp khó khăn trong việc quan sát hoạt động của núi lửa, Reuters đưa tin ngày 17/1.

Núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai, nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, đã tạo ra những cơn sóng thần trên đại dương và có thể nghe thấy từ New Zealand cách đó 2.300 km.

Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga
Ảnh chụp vệ tinh núi lửa Tonga phun trào ngày 15/1.

"Mối quan tâm lúc này là chúng ta có quá ít thông tin và điều đó thật đáng sợ. Khi miệng núi lửa nằm dưới nước, chúng ta không biết chuyện gì có thể xảy ra", Janine Kripper, nhà nghiên cứu núi lửa người New Zealand, chia sẻ.

Cô cho biết thêm các thiết bị tại chỗ có thể đã bị phá hủy, và cộng đồng trong ngành đang tổng hợp những dữ liệu tốt nhất hiện có để đánh giá vụ nổ và dự đoán các hoạt động của núi lửa trong tương lai.

Vụ phun trào núi lửa Tonga ngày 15/1 mạnh đến mức vệ tinh đã chụp được những đám mây bụi khổng lồ, cùng những đợt sóng xung kích trong khí quyển phát ra từ núi lửa với vận tốc gần bằng tốc độ âm thanh.

Những bức ảnh, video cho thấy những đám mây bụi cuồn cuộn ở vùng Nam Thái Bình Dương, và những con sóng cao tràn vào bờ biển Tonga.

Hiện chưa có báo cáo chính thức về thương vong và thiệt mạng. Internet và điện thoại ở Tonga đang rất hạn chế. Đường dây liên lạc ở nhiều khu vực ven biển bị cắt đứt.

Mất liên lạc cũng khiến các đơn vị bên ngoài không thể tiếp cận với Cơ quan Dịch vụ Địa chất Tonga, nơi đang theo dõi ngọn núi lửa.

Lần gần nhất núi lửa này phun trào là vào năm 2014. Theo các chuyên gia, ngọn núi lửa đã âm ỉ trong một tháng trước khi dung nham tăng lên, đạt sức nóng 1000 độ C, gặp nước biển 20 độ, đã gây ra vụ nổ lớn và tức thời.

Các nhà khoa học cho biết tốc độ và lực của vụ nổ "kinh ngạc" đến bất thường so với việc dung nham gặp nước.

Theo nhà khí tượng học người Mỹ Chris Vagasky, miệng núi lửa sẽ tiếp tục nhả khí và các vật chất khác trong vài tuần hoặc vài tháng.

"Sẽ không có gì bất ngờ nếu có thêm những vụ phun trào, dù có thể sẽ không lớn như ngày thứ bảy (15/1)", ông Vagasky nói.

Nhiều nhà nghiên cứu núi lửa so sánh lần phun trào này với ngọn núi lửa Pinatubo ở Philippines năm 1991 - lần phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20 - đã giết chết khoảng 800 người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương phun trào dữ dội, gây sóng thần ở Nhật, Mỹ và nhiều nước khác

Núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương phun trào dữ dội, gây sóng thần ở Nhật, Mỹ và nhiều nước khác

Một ngọn núi lửa ngầm nằm dưới đáy biển ở Thái Bình Dương đã bất ngờ phun trào dữ dội và gây ra một đợt sóng thần ở Tonga, Nhật Bản, Mỹ..

Đăng ngày: 17/01/2022
Hàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới -42 độ C, rét nhất trong 3 năm

Hàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới -42 độ C, rét nhất trong 3 năm

Hàng triệu người Mỹ đang sống trong thời tiết lạnh tê tái, có nơi nhiệt độ giảm xuống tới -42 độ C.

Đăng ngày: 12/01/2022
Biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực có nhiều sét hơn

Biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực có nhiều sét hơn

Năm 2021 vùng Bắc Cực đã chứng kiến 7.278 tia sét gấp đôi so với 9 năm trước đó cộng lại. Đây là một hiện tượng hiếm gặp.

Đăng ngày: 11/01/2022
Khoa học cảnh báo thảm họa

Khoa học cảnh báo thảm họa "Icemageddon" kèm theo thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt diễn ra nhiều ngày ở bang Alaska (Mỹ) kéo theo nhiệt độ thấp kỷ lục và những trận mưa như trút nước đã khiến các nhà chức trách cảnh báo về " Icemageddon".

Đăng ngày: 07/01/2022
Siêu núi lửa khổng lồ có thể nằm dưới quần đảo Alaska

Siêu núi lửa khổng lồ có thể nằm dưới quần đảo Alaska

Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều bằng chứng hé lộ sự tồn tại của một siêu núi lửa nối liền với 7 núi lửa khác trên quần đảo Aleut.

Đăng ngày: 05/01/2022

"Bóng ma sa mạc" đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu "khó thở"?

Bụi sa mạc - mịn và có khả năng vươn cao lên bầu trời như những bóng ma - có khả năng phá hủy nhiều chất gây ô nhiễm, nhưng cũng âm thầm gây những tác động đáng sợ.

Đăng ngày: 04/01/2022
Hố tử thần sâu 100m giữa sa mạc ở Qatar

Hố tử thần sâu 100m giữa sa mạc ở Qatar

Musfur, hố tử thần sâu nhất có thể tiếp cận từng được phát hiện ở Qatar, cung cấp cho các chuyên gia thông tin về lịch sử địa chất.

Đăng ngày: 04/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News