Điều gì khiến cho nhiều người "quên ăn quên ngủ" để xem trận bán kết U23 Việt Nam chiều nay?
Tất cả mọi người dường như đều hướng con tim mình để cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng trong trận gặp U23 Qatar chiều nay.
Bóng đá được biết đến với biệt danh môn thể thao vua và được cả ti tỉ tín đồ đam mê, phát cuồng trên thế giới. Họ có thể "quên ăn quên ngủ", hay "cắn khăn cổ vũ" chỉ để được sống trong những giây phút cuồng nhiệt lúc bóng lăn.
Những pha bóng đẹp, những bàn thắng siêu phẩm làm thổn thức bao con tim của mọi tín đồ túc cầu giáo.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, vì sao phần lớn mọi người lại đam mê bóng đá tới vậy. Cái sự cuồng nhiệt ấy còn đến mức nhiều người xin phép nghỉ làm, nghỉ học để được cổ vũ bóng đá nữa.
Các cầu thủ của đội U23 Việt Nam.
Dưới góc độ thần kinh học, sự mê mẩn những trận bóng này được giải thích trong cuốn "The Secret Lives of Sport Fans: The Science of Sports Obsession" (tạm dịch: Bí mật cuộc sống của fan thể thao: Khoa học của sự ám ảnh).
Theo đó, tác giả của cuốn sách - Eric Simons bật mí rằng, cơ thể chúng ta sẽ có những phản ứng tương tự như những gì chúng ta được chứng kiến.
Nói 1 cách dễ hiểu hơn, đó là khi các cầu thủ chơi bóng, hormone testosterone, endorphine giải phóng mạnh mẽ, gây nên sự kích thích ở các vận động viên. Do đó, xem các cầu thủ thi đấu cũng khiến lượng hormone testosterone - gây hưng phấn, giảm đau - trong mỗi chúng ta thay đổi.
Bóng đá là môn thể thao cho phép con người tương tác, gắn kết với nhau khi tham gia.
Các cầu thủ đá càng hăng, bàn thắng ở đội yêu thích ghi càng nhiều - thì lượng hormone testosterone sẽ càng tăng lên đáng kể. Chính cảm giác này sẽ khiến cho con người "phát cuồng" vì môn thể thao vua này.
Mặt khác, chuyên gia Steven Almond - người hơn 40 năm nghiên cứu môn thể thao vua cũng chia sẻ rằng, bóng đá là môn thể thao cho phép con người tương tác, gắn kết với nhau khi tham gia.
Dù cho chúng ta chưa bao giờ gặp nhau, dù đó là ta xem bóng đá tại nhà hay sân vận động nhưng chỉ cần ta ở bên nhau, cùng hướng về điểm chung là trái bóng tròn thì niềm vui, hạnh phúc, sự sẻ chia luôn đong đầy trong mỗi con người.
Các cổ động viên đầy nhiệt huyết của Việt Nam.
Theo các chuyên gia, khi cùng bên nhau theo dõi trận đấu, dây thần kinh giao cảm sẽ kích thích cơ hô hấp tăng cường hoạt động, hormone oxytocin - hormone hạnh phúc cũng tăng tiết mạnh.
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của môn thể thao vua còn nằm ở chỗ, luật bóng đá phức tạp, thay đổi liên tục nên đòi hỏi người chơi phải thích ứng nhanh.
Các bước di chuyển trong bóng đá vô cùng đa dạng, không cố định hoặc bó hẹp ở một số vị trí nhất định thế nên khiến người xem hồi hộp, vui thú và vỡ òa hạnh phúc.

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Những cách để tạo ra một bức thư biết "tàng hình" từ các vật dụng cơ bản nhất
Tạo ra thư tàng hình dễ hơn bạn tưởng rất nhiều đấy, chỉ đơn giản dùng những vật dụng xung quanh thôi.

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết
Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?
Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.
