Điều gì xảy ra khi vung tay qua dòng kim loại nóng chảy?
Một người đàn ông có khả năng đưa tay vào kim loại nóng chảy mà không bị thương nhờ hiệu ứng đặc biệt mang tên Leidenfrost.
Một video đang được xem nhiều trên LiveLeak cho thấy một người đàn ông dùng tay không cắt ngang dòng kim loại nóng chảy mà hoàn toàn không bị thương, theo IFL Science.
Nhiều người tỏ ra không tin vào mắt mình khi nhìn thấy người đàn ông bình an vô sự trước dòng kim loại nóng đỏ đó. Các chuyên gia cho rằng anh này không bị bỏng có thể là do hiệu ứng đặc biệt mang tên Leidenfrost.
Leidenfrost là hiệu ứng xảy ra khi chất lỏng tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ lớn hơn gấp nhiều lần nhiệt độ sôi của nó. Lúc này, một phần chất lỏng sẽ hóa hơi, tạo thành một lớp cách nhiệt mỏng khiến các giọt chất lỏng nhỏ "nhảy nhót" xung quanh bề mặt cực nóng, thay vì bị bay hơi ngay lập tức.
Chẳng hạn như khi chúng ta nhỏ nước lên trên bề mặt bếp điện, lớp dưới cùng của chất lỏng ngay lập tức bốc hơi. Điều này tạo ra một lớp khí bảo vệ nằm giữa mặt bếp nóng và phần còn lại của giọt nước, qua đó ngăn ngừa sự tiếp xúc của chúng và làm chậm quá trình truyền nhiệt.
Một người đàn ông dùng tay không cắt ngang dòng kim loại nóng chảy mà không bị thương.
Đối với người đàn ông trong video, hơi ẩm trên da anh ta ngay lập tức bị đun sôi trong khoảng thời gian cực ngắn, tạo thành một lớp bảo vệ trên da, ngăn không cho bàn tay chạm trực tiếp vào kim loại nóng chảy. Nếu người đàn ông đưa tay qua dòng chất lỏng chậm hơn một chút, nhiều khả năng bàn tay sẽ bị bỏng nặng.
Năm 1796, một bác sĩ người Đức là Johann Gottlob Leidenfrost đã phát hiện ra hiện tượng vật chất này. Cụ thể, ông quan sát và thấy rằng khi chất lỏng tiếp xúc với mặt phẳng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi vật lý của nó, bản thân chất lỏng ấy sẽ tạo ra một lớp hơi bảo vệ xung quanh khiến nó không bị sôi nhanh chóng và bốc hơi ngay lập tức.
Chính vì thế mà mới có hiện tượng khi nhỏ nước vào chảo sôi, giọt nước chuyển động liên tục quanh lòng chảo và bị bốc hơi rất chậm. Từ đó, Johann Gottlob Leidenfrost nhận định ra một hiện tượng vật lý mới. Sau đó nó được đặt theo tên của ông và trở thành Hiệu ứng Leidenfrost như giới chuyên gia vẫn thường xuyên nhắc đến ngày nay.
Cụ thể là trong ngành nấu nướng. Giờ đây, các đầu bếp không còn e ngại khi dùng tay không tiếp xúc với những bề mặt có nhiệt độ cao, thậm chí có thể nhúng tay vào… chì lỏng – với nhiệt độ sôi khoảng 450 độ C.
Chỉ cần nhúng tay vào nước lạnh trước khi tiếp xúc với những vật dụng, bề mặt nóng, bàn tay bạn sẽ được bảo vệ bởi lớp cách nhiệt sản sinh từ hơi nước.
Tuy nhiên việc đưa tay qua dòng kim loại lỏng, nước sôi phải rất nhanh nếu không nhiều khả năng bàn tay sẽ bị bỏng nặng. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên làm theo vì nó rất nguy hiểm.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.
