Đình chỉ dự án thí nghiệm thính giác trên cá voi

Dự án nghiên cứu thính giác của cá voi bị đình chỉ sau khi một con cá voi mất mạng trong thời tiết xấu đêm hôm 2 - 3/6.

Từ năm 2021, Cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy (FFI) triển khai dự án nghiên cứu thính giác của cá voi minke vào mỗi mùa hè. Trong dự án, họ sẽ bắt cá voi minke ở quần đảo Lofoten và thực hiện các thử nghiệm nghe trước khi thả lại chúng về tự nhiên, AFP hôm 7/6 đưa tin.

Đình chỉ dự án thí nghiệm thính giác trên cá voi
Một con cá voi minke trưởng thành ngoài khơi Australia. (Ảnh: Robert Harding Pciture Library)

Các thí nghiệm, được thực hiện với sự hợp tác của Tổ chức Thú Biển Quốc gia Mỹ, nhằm mục đích thu thập thông tin để đặt ra giới hạn về độ ồn mà con người được phép tạo ra dưới đại dương.

Đêm 2 - 3/6, thời tiết xấu phá hỏng địa điểm thí nghiệm của dự án, khiến một rào chắn bung ra. Một con cá voi đã vướng vào đó và mất mạng, FFI cho biết. Sự việc xảy ra trước khi các thí nghiệm năm nay chính thức bắt đầu. Dự án đang bị đình chỉ vô thời hạn trong khi giới chuyên gia tiến hành đánh giá sự việc và sửa chữa địa điểm thí nghiệm.

"Mục đích của chúng tôi là bảo vệ cá voi minke và các loài có tấm sừng hàm khác, đồng thời bảo vệ chúng khỏi tiếng ồn nhân tạo gây hại. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề đó. Sức khỏe của động vật là ưu tiên chính của chúng tôi trong thí nghiệm này", Petter Kvadsheim, trưởng nhóm nghiên cứu tại FFI, cho biết. Trước đó, dự án dự kiến tiếp tục đến hè năm 2024.

Kvadsheim cho rằng sự cố đêm 2 - 3/6 là do thời tiết xấu, không phải do cuộc thử nghiệm. Ông hy vọng dự án có thể tiếp tục trong vài ngày tới và cho biết, chỉ cần một số lượng ít cá voi để hoàn thành dự án.

Năm 2021, một con cá voi bơi vào địa điểm thí nghiệm nhưng đã nhanh chóng trốn thoát. Năm 2022, một con cá voi minke khác bị bắt nhưng lập tức được thả vì có dấu hiệu căng thẳng.

Viện Sức khỏe Động vật Mỹ (AWI) kêu gọi các nhà chức trách Mỹ và Na Uy cho dừng dự án ngay lập tức và vĩnh viễn. "Nhóm nghiên cứu đã thất bại ba năm trong việc thu thập dữ liệu, khiến một số con cá voi căng thẳng khi bị dồn vào khu vực quây lưới lớn, và giờ thì khiến một con mất mạng", AWI cho biết.

Năm 2021, 50 nhà khoa học quốc tế đã viết thư cho chính phủ Na Uy để phản đối các thí nghiệm. "Chúng tôi đã cảnh báo rằng những thí nghiệm tàn nhẫn và vô nghĩa này sẽ làm chết cá voi và thật đáng buồn, con vật đáng thương này thậm chí mất mạng trước cả khi các thí nghiệm diễn ra. Không con cá voi nào đáng phải đối mặt với việc bị nhốt vào lồng và cấy điện cực dưới da. Những thí nghiệm này nên dừng vĩnh viễn", Danny Groves, phát ngôn viên của Tổ chức Bảo tồn Cá voi và Cá heo, nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bạn có biết: Đại dương nào

Bạn có biết: Đại dương nào "già" nhất thế giới?

Thái Bình Dương là đại dương lớn và sâu nhất thế giới, đồng thời cũng lâu đời nhất, chứa các mẫu đá có niên đại khoảng 200 triệu năm.

Đăng ngày: 09/06/2023
Cá sư tử xâm hại phá hủy vùng ven biển Brazil

Cá sư tử xâm hại phá hủy vùng ven biển Brazil

Với bản tính phàm ăn và khả năng thích nghi cao, cá sư tử đang trở thành thảm họa sinh thái tiềm ẩn đối với vùng ven biển Brazil.

Đăng ngày: 06/06/2023
Oclantis: Thành phố dưới nước do bạch tuộc xây dựng

Oclantis: Thành phố dưới nước do bạch tuộc xây dựng

Việc phát hiện ra cấu trúc dưới nước được " xây dựng" bởi loài bạch tuộc đã khiến các nhà khoa học so sánh hành vi của động vật chân đầu với con người.

Đăng ngày: 06/06/2023
Khối tảo mơ khổng lồ có thể chứa vi khuẩn ăn thịt

Khối tảo mơ khổng lồ có thể chứa vi khuẩn ăn thịt

Khối tảo mơ đồ sộ đang trôi tới gần bãi biển Florida chứa đầy nhựa và vi khuẩn có khả năng gây hại.

Đăng ngày: 05/06/2023
Bất ngờ phát hiện cá mập thiên thần cực kỳ quý hiếm ngoài khơi Ireland

Bất ngờ phát hiện cá mập thiên thần cực kỳ quý hiếm ngoài khơi Ireland

Một người chèo thuyền kayak đã may mắn phát hiện ra một con cá mập thiên thần cực kỳ quý hiếm ngoài khơi bờ biển Ireland.

Đăng ngày: 04/06/2023
Sinh vật lớn cỡ 200km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước

Sinh vật lớn cỡ 200km2 nắm giữ “thuốc giải” đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước

Sinh vật khổng lồ này sở hữu khả năng đặc trị giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cho cộng đồng ở ven biển mà nhiều quốc gia có thể áp dụng.

Đăng ngày: 03/06/2023
Báo động đại dương Nam Cực bị mất oxy một cách trầm trọng

Báo động đại dương Nam Cực bị mất oxy một cách trầm trọng

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc cho thấy nồng độ oxy ở độ sâu của đại dương Nam Cực đang giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán.

Đăng ngày: 31/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News