"Đình dục" ở cá Killi có thể là chìa khóa ngăn lão hóa người

Trứng cá Killi ngọc lam có thể tạm ngừng phát triển trong nhiều năm, lâu hơn cả tuổi đời của cá khi nở, thuật ngữ khoa học gọi là "thời kỳ đình dục".

Để thích ứng với điều kiện môi trường sống bất lợi, một số sinh vật có thể tạm ngừng quá trình phát triển và trao đổi chất trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Hiện tượng, theo thuật ngữ khoa học được gọi là "thời kỳ đình dục" ở động vật, có thể ẩn chứa những bí mật giúp các nhà khoa học tìm ra cách ngăn sự lão hóa tế bào ở người trong tương lai.

Đình dục ở cá Killi có thể là chìa khóa ngăn lão hóa người
Cá Killi ngọc lam. (Ảnh: Guardian).

Các chuyên gia từ Đại học Stanford, Mỹ, dẫn đầu bởi giáo sư Anne Brunet, gần đây đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trên cá Killi ngọc lam, loài có thể duy trì phôi trứng ở "trạng thái nghỉ" suốt nhiều năm trong điều kiện khô hạn, nhằm giải mã cơ chế hoạt động của chúng.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, Brunet và các đồng nghiệp nhận thấy thời kỳ đình dục ở cá Killi có liên quan đến sự suy giảm hoạt tính của các gene chịu trách nhiệm phân chia tế bào và phát triển cơ quan. Bên cạnh đó, các gene liên quan đến sự trao đổi chất và duy trì chức năng cơ bắp cũng bị ảnh hưởng. 

Nhóm nghiên cứu cho biết có thể áp dụng cơ chế đình dục ở phôi đối với các cá thể trưởng thành, điều đã được chứng minh qua thử nghiệm trên một sinh vật có cấu tạo đơn giản hơn là loài giun tròn C elegans. "Điều này đặt ra một giả thuyết rằng việc điều chỉnh các gene để kích hoạt cơ chế đình dục ở một số tế bào hoặc mô trưởng thành có thể kéo dài tuổi thọ của chúng", Brunet cho biết.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh cơ chế đình dục chỉ tác động lên "đồng hồ lão hóa" của các tế bào và mô chứ không ảnh hưởng đến tuổi đời, kích thước cơ thể cũng như khả năng sinh sản của sinh vật khi trưởng thành.

"Phát hiện mới liệu có thể giúp chúng ta tìm ra cách chống lại sự lão hóa ở người hay không? Theo quan điểm của chúng tôi, nghiên cứu cơ chế đình dục ở động vật có thể cung cấp manh mối giúp chúng ta tìm hiểu cách ngăn chặn hoặc làm chậm tác động của thời gian đối với quá trình lão hóa tế bào. Nhưng điều này hiện vẫn chỉ là suy đoán", Brunet nói về triển vọng của nghiên cứu.

Cá Killi lam ngọc (Nothobranchius furzeri) sinh sống chủ yếu trong môi trường bán khô cằn ở châu Phi, nơi có lượng nước thất thường, thay đổi theo mùa. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, chúng đã phát triển các trứng kháng khô có thể tồn tại qua những đợt hạn hán kéo dài một vài năm, lâu hơn nhiều so với tuổi thọ của cá trưởng thành (4 - 6 tháng).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá bé nhỏ biết leo cây được Cà Mau nghiên cứu bảo tồn và phát triển

Loài cá bé nhỏ biết leo cây được Cà Mau nghiên cứu bảo tồn và phát triển

Loài cá biết... leo cây, lội dưới nước và đi được trên cạn sẽ được tỉnh Cà Mau khôi phục, bảo tồn và phát triển sau thời gian bị đánh bắt vô tội vạ.

Đăng ngày: 22/02/2020
Vì sao coi gấu Koala là con vật vô cùng lười biếng?

Vì sao coi gấu Koala là con vật vô cùng lười biếng?

Một con gấu Koala trưởng thành sẽ phải ăn khoảng 1kg lá bạch đàn một ngày để có đủ dinh dưỡng, và mất tới 100-200 tiếng để tiêu hóa toàn bộ. Người ta hay ví Koala là một loài động vật lười biếng khi chúng ngủ tới 18-22 tiếng mỗi ngày.

Đăng ngày: 22/02/2020
Chú chó vượt 100km quay về cắn chủ vì điều bất ngờ

Chú chó vượt 100km quay về cắn chủ vì điều bất ngờ

Chó được coi là người bạn trung thành nhất của con người. Rất nhiều mẩu chuyện ca ngợi sự trung thành tuyệt đối của những con chó, ngay cả khi bị chủ bỏ rơi, chúng vẫn chờ đợi hoặc quyết tâm tìm về nhà chủ.

Đăng ngày: 18/02/2020
Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger hay còn có một tên gọi khác là Panthera Youngi, chúng là một loài sư tử cổ đại đã tuyệt chủng và sống cách đây khoảng 35.000 năm tại Đông Bắc của Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/02/2020
Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về

Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về "lãnh địa" phía nam Đại Tây Dương để bắt đầu mùa sinh sản

Cứ thành thông lệ hàng năm, loài chim cánh cụt hoàng đế lại di chuyển từ 50-120 km về khu vực sinh sản để bắt đầu mùa giao phối.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài chuột thời tiền sử có kích thước to lớn như con người sinh sống trong rừng rậm nhiệt đới Amazon vào khoảng 10 triệu năm về trước.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Nghiên cứu loài dơi Rhinolophus, chuyên gia phát hiện 500 loại virus corona, bổ sung bằng chứng về vật trung gian lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News