Đỉnh núi Mỹ buốt giá hơn bề mặt sao Hỏa trong đợt lạnh kỷ lục

Mức nhiệt xuống thấp trong đợt lạnh kỷ lục khiến đỉnh núi Washington trở thành một trong những nơi lạnh nhất trên Trái đất.

Nhiệt độ trên đỉnh núi Washington ở New Hampshire, Mỹ, vào sáng 6/1 hạ xuống mức -37,8 độ C, khi khu vực Bắc Mỹ đang hứng chịu đợt lạnh kỷ lục trong hàng chục năm qua, Huffington Post đưa tin.

Đỉnh núi Mỹ buốt giá hơn bề mặt sao Hỏa trong đợt lạnh kỷ lục
Đỉnh núi Washington trở thành nơi có nhiệt độ thấp thứ hai trên thế giới sáng hôm 6/1. (Ảnh: USA Today).

Với mức nhiệt này, núi Washington và thị trấn Armstrong ở Ontario, Canada, trở thành khu vực lạnh thứ hai trên Trái Đất, chỉ sau vùng Eureka thuộc khu vực Nunavut của Canada và Jakutsk, Nga, nơi có nhiệt độ -38,9 độ C, theo Đài quan sát núi Washington.

Nhiệt độ mà con người cảm nhận được ở đỉnh núi Washington vào khoảng -70 độ C do những cơn gió có tốc độ lên tới 160km/h. Với mức nhiệt này, cảm giác buốt giá trên đỉnh núi còn khủng khiếp hơn một số khu vực trên bề mặt sao Hỏa, nơi có nhiệt độ -61 độ C.

Núi Washington thuộc dãy núi White, có độ cao hơn 1.916m so với mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao nhất ở khu vực đông bắc nước Mỹ.

Miền đông nước Mỹ đang trải qua một mùa đông vô cùng khắc nghiệt với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục kèm theo tuyết rơi dày và gió mạnh do "bão bom", thuật ngữ khoa học dùng để gọi một cơn bão đột ngột trở nên dữ dội sau khi áp suất khí quyển giảm mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Thomas Jagger, người sáng lập Đài quan sát Núi lửa Hawaii, tin chắc một vụ nổ lớn có thể làm sập các cột dung nham và chặn dòng chảy của nó.

Đăng ngày: 09/01/2018
Núi lửa cao nhất Washington và nguy cơ san phẳng thành phố Mỹ

Núi lửa cao nhất Washington và nguy cơ san phẳng thành phố Mỹ

Một đợt động đất làm rung chuyển núi St Helens ở Washington có thể đã đánh thức một ngọn núi lửa khác nguy hiểm hơn, có khả năng san phẳng toàn bộ thành phố Mỹ, các nhà địa chấn cảnh báo.

Đăng ngày: 08/01/2018
Hai quốc gia có nhiệt độ chênh khủng khiếp: gần 100 độ C

Hai quốc gia có nhiệt độ chênh khủng khiếp: gần 100 độ C

Theo Mirror, ước tính 100 triệu người sống ở Bắc Mỹ đang phải trải qua đợt rét kỷ lục lên tới âm 50 độ C.

Đăng ngày: 08/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News