Đố bạn biết tai của con bướm nằm ở đâu?

Bạn đã bao giờ tâm sự với 1 con bướm chưa? Có thể chúng sẽ không hiểu gì vì rào cản ngôn ngữ. Nhưng theo một nghiên cứu gần đây, ít nhất chúng có thể nghe thấy bạn nói, hơn nữa là nghe bằng đôi cánh của chúng.

Như chúng ta đã biết, một số loại bướm nghe bằng những cái lỗ nhỏ ở cuống cánh của chúng. Những cái lỗ này được phủ bởi 1 màng mỏng, có chức năng giống như màng nhĩ ở người. Nhưng nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jayne Yack, một giáo sư và nhà thần kinh học tại Khoa Sinh học tại Đại học Carleton ở Ottawa, Ontario, đã phát hiện ra rằng ít nhất một số loại bướm nghe bằng chính các cấu trúc trên cánh của chúng.

Đố bạn biết tai của con bướm nằm ở đâu?

Nghiên cứu được công bố vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, trên tạp chí Biology Letters. Họ nhận thấy họ bướm giáp (hơn 2.500 loài bướm khác nhau với các loài phổ biến như bướm vua) có những đường mạch rất lạ trên cánh, giúp chúng nghe được. Cánh bướm có các mạch chứa đầy khí giúp ổn định và giữ vững cho cánh. Đây cũng là đặc điểm phân biệt của họ bướm giáp. Yack và các cộng sự của cô đã đưa ra giả thuyết rằng các mạch phồng này có liên quan đến chức năng nghe do chúng đều dẫn đến lỗ nghe ở cuống cánh bướm.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phát âm thanh với tần số tương tự như giọng nói của người, đồng thời ghi lại hoạt động của cánh bướm bằng tia laze. Các mạch phồng của 30 con bướm giáp đều có phản ứng với âm thanh. Khi rạch một vết nhỏ trên các mạch phồng này, khả năng nghe của chúng bị cản trở. Vậy, rõ ràng cấu trúc trên cánh này có vai trò trong khả năng nghe của bướm.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về cơ chế hoạt động của các thiết bị nghe đặc biệt này. Có thể chúng giúp nhóm bướm này điều tiết các âm thanh tần số thấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá sấu hung tàn và trăn điên cuồng hợp lực truy sát chuột

Cá sấu hung tàn và trăn điên cuồng hợp lực truy sát chuột "khổng lồ"

Đoạn video ghi lại hình ảnh con chuột lang tìm cách chạy trốn 2 kẻ thù đó là cá sấu và trăn. Đáng tiếc, cả hai kẻ đi săn đều quá lợi hại...

Đăng ngày: 11/11/2018
Bắt được gấu mèo bạch tạng cực kỳ quí hiếm

Bắt được gấu mèo bạch tạng cực kỳ quí hiếm

Sự việc bắt đầu khi một gia đình Tennessee (Mỹ) gọi điện cho một công ty quản lý động vật hoang dã vì nghi ngờ một loài vật gì đó đã đột nhập vào trại nuôi chim của mình.

Đăng ngày: 09/11/2018
Có nhiều hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô

Có nhiều hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô

Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) cho biết, với những quan sát và ghi nhận được thời gian gần đây, nhiều khả năng có hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô.

Đăng ngày: 08/11/2018
Sự thật lạ kỳ giống cá chép ma có ở Việt Nam

Sự thật lạ kỳ giống cá chép ma có ở Việt Nam

Trong tự nhiên, cá thể cá này từng được tìm thấy ở Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình), loài cá này thường sống trong hang nước sâu quanh năm, mùa đông mới bơi ra và chỉ gặp ở ven đầm Cút.

Đăng ngày: 08/11/2018
Sự thật về con nhện mọc sừng dễ thương nhất quả đất!

Sự thật về con nhện mọc sừng dễ thương nhất quả đất!

Thế giới tự nhiên quả thực là có mọi thứ. Từ những cuộc chiến sinh tồn khốc liệt nhất, những vẻ đẹp đầy ma mị, cho đến những sinh vật... kỳ cục đến mức chẳng ai nghĩ rằng chúng tồn tại trên đời.

Đăng ngày: 07/11/2018
Lạ kỳ đàn cá hồi băng qua đường ngay trước mũi ô tô

Lạ kỳ đàn cá hồi băng qua đường ngay trước mũi ô tô

Theo tờ CNN, video ghi lại cảnh đàn cá hồi hàng chục con đang tìm cách băng qua đường ngập nước làm cản trở giao thông ở Shelton, Washington.

Đăng ngày: 07/11/2018
Ngư dân Đà Nẵng bắt được cá nghi sủ vàng quý hiếm

Ngư dân Đà Nẵng bắt được cá nghi sủ vàng quý hiếm

Một ngư dân ở Đà Nẵng vừa bắt được con cá nghi là cá sủ vàng quý hiếm, dài khoảng 40cm, nặng gần 1kg.

Đăng ngày: 07/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News