Đố bạn cây cối có biết "xì hơi" không? Đáp án hóa ra rắc rối hơn chúng ta tưởng

Con người và hầu hết các loài động vật đều có nhu cầu "xì hơi". Nhưng còn cây cối thì sao?

Xì hơi, trung tiện hay "thả bom" là nhu cầu cơ bản của tất cả chúng ta. Mà không chỉ loài người đâu, cả chó, mèo, gia súc, chồn, ếch, nhái, thậm chí cả cá voi cũng có nhu cầu này. Chỉ một số ít các loài như bạch tuộc và chim chóc là không cần thôi.

Đố bạn cây cối có biết "xì hơi" không? Đáp án hóa ra rắc rối hơn chúng ta tưởng
Đến cá cũng thả bom.

Nhưng đó là động vật. Còn thực vật thì sao nhỉ? Liệu các loài cây có khả năng tự xả ra các bọng khí tích tụ trong cơ thể, giống như cách các loài động vật xì hơi?

Câu trả lời hóa ra còn tùy vào cách bạn định nghĩa 2 chữ "thả bom" là gì

Nếu coi "xì hơi" là hành động xả khí thừa trong cơ thể thông qua hậu môn, thì thực vật không biết làm điều đó. Tuy nhiên, cây cối thực sự có thể xả khí qua những con đường khác. Nó không giống như quá trình hô hấp vì thành phần khí xả ra có cả methane - thứ được tìm thấy trong khí trung tiện của người và động vật.

Đố bạn cây cối có biết "xì hơi" không? Đáp án hóa ra rắc rối hơn chúng ta tưởng
Cây cối có thể "xì hơi", nhưng theo cách của thực vật.

Hay nói cách khác, cây cối có thể "xì hơi", dù là theo cách của thực vật. Khoa học đã chỉ ra rằng vi khuẩn bên trong cây cối có thể tạo ra khí methane thông qua quá trình phân giải các chất dinh dưỡng, giống hệt như trong cơ thể người. Chỉ khác là cây cối thải methane qua vỏ cây hoặc thân cây.

Trên thực tế, việc các loài cây có thể xả ra methane chỉ mới được tìm ra vào năm 2006. Trước đó, khoa học chỉ xác nhận được một số loài thực vật sống dưới đầm lầy là có khả năng này, thông qua các bong bóng mà chúng tạo ra.

Patrick Megonigal - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường Smithsonian cho biết hiện tại vẫn chưa rõ việc "xì hơi" này có ích lợi cụ thể gì cho thực vật hay không. Chỉ biết rằng có một số loài cây thả nhiều bom hơn so với phần còn lại.

Đố bạn cây cối có biết "xì hơi" không? Đáp án hóa ra rắc rối hơn chúng ta tưởng
Cây xấu hổ là loài có khả năng xì hơi cực nhiều.

Theo như một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí Plant Physiology, cây xấu hổ (cây trinh nữ) là một trong những loài cây chăm "xì hơi" nhất. Mỗi khi bị đụng chạm, lá cây sẽ co lại, đồng thời bầu không khí xung quanh bắt đầu dâng lên một mùi khó ngửi. Các chuyên gia cho rằng loài cây này có khả năng xả khí qua rễ cây để xua đuổi kẻ thù, với thành phần là các hợp chất gốc lưu huỳnh.

Tóm lại xét trên nhiều góc độ, cây cối có khả năng "thả bom", dù hơi khác so với các loài động vật thông thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bước đột phá về tăng hiệu quả quang hợp của cây trồng

Bước đột phá về tăng hiệu quả quang hợp của cây trồng

Theo tạp chí Science, cả nhân loại lẫn hầu như tất cả sự sống trên Trái đất đều dựa vào quá trình quang hợp - một loạt các phản ứng được thực hiện bởi thực vật, vi khuẩn lam và một số sinh vật khác.

Đăng ngày: 06/01/2019
Rùng mình với “vòng tròn tự sát” của kiến quân đội

Rùng mình với “vòng tròn tự sát” của kiến quân đội

Kiến quân đội vốn là loài mù bẩm sinh. Chúng "hành quân" liên tục, nhận biết đường đi bằng tín hiệu pheromone từ các cá thể cùng đàn.

Đăng ngày: 04/01/2019
Phát hiện loài kiến gây hiệu ứng nhà kính không thua con người

Phát hiện loài kiến gây hiệu ứng nhà kính không thua con người

Thế giới đang "đau đầu" về việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ các hoạt động của con người. Nhưng không chỉ chúng ta, còn có một "thủ phạm" khác gây hiệu ứng nhà kính.

Đăng ngày: 04/01/2019
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 03/01/2019
Phát hiện loại vi khuẩn đặc biệt… quanh khu định cư của người Ireland cổ đại

Phát hiện loại vi khuẩn đặc biệt… quanh khu định cư của người Ireland cổ đại

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra ở vùng cao nguyên khu vực Bắc Ireland, một loại đất có dược tính từng được đồn đại trong các phương thuốc y học dân gian.

Đăng ngày: 02/01/2019
Phát hiện mới về thính giác các loài hoa

Phát hiện mới về thính giác các loài hoa

Những nghiên cứu trước đây đã cho chúng ta thấy cách thực vật phản ứng với ánh sáng (thị giác), khi được kích thích cơ học (xúc giác) và khi tiếp xúc với hóa chất bay trong không khí (khứu giác).

Đăng ngày: 01/01/2019
Vi khuẩn mủ xanh nếu có 1 con trong bình nước cũng đã là nguy hiểm

Vi khuẩn mủ xanh nếu có 1 con trong bình nước cũng đã là nguy hiểm

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn ưa nước sẽ liên quan nhiều tới môi trường nước, vì vậy các vật dụng nước và môi trường nước đều sẵn có vi khuẩn này.

Đăng ngày: 29/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News