Đo được tốc độ của một cú hắt xì hơi
Tốc độ của một cú hắt xì hơi là 4,5m/s chứ không lớn bằng 100m/s như con người biết đến trước đây.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Canada sử dụng máy quay công nghệ cao để chụp ảnh quá trình hắt hơi tạo ra bởi sáu tình nguyện viên. Họ cho các tình nguyện viên đứng trước một gương lõm và chiếu một chùm tia sáng đèn LED về phía đó.
Không khí ấm hơn từ cú hắt hơi có chiết suất khác so với không khí mát hơn xung quanh, do đó ánh sáng đèn LED bị bẻ cong khác nhau. Chiếc máy ảnh ghi lại thay đổi và các nhà khoa học có thể tạo lập lại quá trình này.
Đo tốc độ của việc hắt xì. (Ảnh: Psu)
Kết quả cho thấy vận tốc tối đa của cú hắt hơi không đạt tới mức 100m/s như đã biết trước đây mà thay vào đó là 4,5m/s, điều này cũng tương đương với vận tốc không khí khi con người ho. "Hiện tượng hắt hơi xuất phát từ đường hô hấp trên của chúng ta", Julian Tan từ phòng thí nghiệm y tế công cộng tại Edmonton, Alberta nói.
Ông và các đồng sự của mình tại Singapore thừa nhận rằng con số này khác nhau nếu lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau. "Tất cả dữ liệu của tôi lấy từ một vài sinh viên ở châu Á, nếu ai đó ở Bắc Mỹ tham gia thí nghiệm, với khung cơ thể lớn hơn họ sẽ tạo ra vận tốc cao hơn", ông cho biết.
Theo Popsci, trong một thời gian rất lâu người ta cho rằng vận tốc của một cú hắt hơi vào khoảng 100 mét mỗi giây, nhưng điều đó dường như là một con số cường điệu. Con số này bắt nguồn từ nhà nghiên cứu tên là William Firth Wells, người đã phân tích kích thước giọt chất lỏng trong không khí từ một cú hắt hơi để suy ra tốc độ của nó.
Con số 100m/s tồn tại nhiều năm qua mà chưa bao giờ được thử nghiệm trực tiếp trong phòng thí nghiệm. "Tôi nghĩ mọi người đang chờ đợi ai đó vạch trần vấn đề này", Julian Tan nói.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.
