Đô thị "nuốt" 20.000 sân bóng mỗi ngày

Tốc độ mở rộng của các thành phố đang đạt mức cao nhất trong lịch sử loài người và mỗi ngày thế giới mất một vùng đất có diện tích tương đương 20.000 sân bóng bầu dục Mỹ vì quá trình đô thị hóa.

Các chuyên gia về môi trường đô thị của Đại học Yale tại Mỹ thực hiện một nghiên cứu về triển vọng phát triển của đô thị trong vài thập kỷ tới. Các mô hình của họ cho thấy tốc độ phát triển của các thành phố đang đạt tới mức chóng mặt và diện tích các vùng đô thị trên toàn thế giới sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2030, Livescience đưa tin.


Thành phố New York tại Mỹ trong một bức ảnh được
chụp từ trên không trung. (Ảnh: abovethecity.com)

"Trong vòng 18 năm tới, loài người sẽ chứng kiến các vùng đô thị bành trướng với tốc độ lớn nhất trong lịch sử nhân loại", Karen Seto, giáo sư của Đại học Yale, phát biểu.

Sự bùng nổ của đô thị sẽ tác động tới con người trên khắp hành tinh do nhu cầu đối với nguyên liệu thô và năng lượng sẽ tăng, nhóm nghiên cứu nhận định. Nguyên liệu thô và năng lượng là hai yếu tố cần thiết đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng - bao gồm đường xá và các tòa nhà - để phục vụ cư dân đô thị.

Loài người sẽ phải trả một giá khá cao cho sự phát triển đô thị. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, các đô thị sẽ "ngốn" một vùng đất có diện tích tương đương Nam Phi (1,2 triệu km2), phá hủy các sinh cảnh, tiêu diệt khoảng 200 loài sinh vật và làm giảm số lượng thực vật.

"Đây không phải là vấn đề của một nơi hay một nước, mà là xu hướng toàn cầu. Giờ đây chúng ta đang sống trong thế kỷ của đô thị. Trong 30 năm tới, mỗi ngày các thành phố sẽ thôn tính một khu vực có diện tích tương đương 20.000 sân bóng bầu dục Mỹ", Seto khẳng định.

Nhóm nghiên cứu dự đoán châu Á sẽ là lục địa mất nhiều đất nhất vì sự phát triển của đô thị (55% tổng diện tích đất mà các thành phố lấn chiếm trên toàn cầu).

"Chúng ta thường bỏ qua đô thị hóa khi liệt kê những nhân tố chủ chốt thúc đẩy nạn phá rừng và sự suy giảm chất lượng hệ sinh thái. Những mô hình dự báo của Đại học Yale cho thấy một trạng đáng buồn. Nghiên cứu của họ đã nâng đô thị hóa từ vấn đề khu vực thành vấn đề toàn cầu", Hilda Blanco, giám đốc tạm quyền của Trung tâm Đô thị bền vững thuộc Đại học Southern California tại Mỹ, phát biểu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News