Đo tốc độ ánh sáng bằng chocolate, bạn có tin không?

Đôi lúc thí nghiệm khoa học không chỉ cực kỳ đơn giản, mà còn… ngon nữa. Một thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng bằng lò vi sóng và thanh chocolate đang được lan truyền rộng rãi trên Twitter. Thí nghiệm này rất dễ thực hiện và bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.

Một thanh chocolate di chuyển với vận tốc ánh sáng sẽ là một thí nghiệm kinh hoàng, chắc hẳn bạn đang nghĩ như vậy. Nhưng cơ chế đằng sau thí nghiệm này đơn giản hơn nhiều. Nếu bạn không thích chocolate thì bạn hoàn toàn có thể thay bằng một thanh phô mai. Và cả hai vẫn có thể ăn được sau khi thực hành xong đấy.


Đặt thanh chocolate hoặc một miếng phô mai vào lò vi sóng và bật lò trong 20 giây.

Thí nghiệm được thực hiện bởi David Berardo, nghiên cứu sinh ngành vật lý thiên văn tại Đại học Công nghệ Massachusetts. Đầu tiên, bạn cần tháo đĩa xoay trong lò vi sóng và đặt vào một chiếc đĩa bình thường, bạn cần đảm bảo chiếc đĩa này sẽ đứng yên khi lò vi sóng hoạt động. Sau đó, đặt thanh chocolate hoặc một miếng phô mai vào lò vi sóng và bật lò trong 20 giây, vừa đủ để nhìn thấy chocolate hay phô mai bắt đầu biến dạng.

Bạn sẽ thấy miếng chocolate tan chảy ở những vị trí nhất định tương ứng với bước sóng của lò vi sóng phát ra. Và sau khi đo bước sóng, bạn lấy số này nhân với tần số của lò, kết quả có được sẽ xấp xỉ vận tốc ánh sáng. Bất ngờ chứ?


Đo bước sóng, bạn lấy số này nhân với tần số của lò, kết quả có được sẽ xấp xỉ vận tốc ánh sáng.

Hầu hết các lò vi sóng đều ghi tần số ở mặt sau hoặc bên trong lò. Vì các sóng dội lại bên trong lòng lò nên con số sẽ không chính xác tuyệt đối, nhưng dù gì thì bạn cũng đâu ở trong phòng thí nghiệm đâu nhỉ. Thí nghiệm này chủ yếu là để bạn giải trí khi đang mắc kẹt trong nhà vì đại dịch, hoặc là để vui chơi cùng con chẳng hạn. Còn ngại gì mà không thử đi nào, vừa được học vừa được ăn, con bạn sẽ rất thích thú đấy!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Những nguyên nhân khiến bạn phân tâm khi làm việc và học tập

Những nguyên nhân khiến bạn phân tâm khi làm việc và học tập

Có hàng tá những thứ xung quanh bạn luôn làm bạn mất tập trung. Vậy phải giải quyết chúng như thế nào?

Đăng ngày: 07/05/2025
10 địa điểm đáng sợ trên thế giới

10 địa điểm đáng sợ trên thế giới

Hầm mộ Paris là một nghĩa địa của thành phố Paris và vốn là hầm mỏ cũ có chiều dài 1,7km. Cuối thế kỷ 18, nghĩa địa Innocents nằm ở khu phố Les Halles tồn tại gần 6 thế kỷ và gây nên những vấn đề về vệ sinh.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News