Đoạn video băng trôi khổng lồ này sẽ khiến nhiều người vừa phấn khích, vừa lo sợ

Phấn khích là bởi đây là một trong những cảnh tượng ngoạn mục nhất. Còn sợ là vì nó cảnh báo những sự thật về vận mệnh của Trái đất.

Muốn tìm một thứ gì đó thật thú vị để xem không? Thử đoạn video này xem! Nó khiến bạn cảm thấy rất thư thái, nhưng đồng thời khiến cho nhiều người... lạnh sống lưng trong cùng một thời điểm.

Được biết, đoạn video được ghi lại từ những ngày cuối tháng 6, về cảnh một tảng băng khổng lồ vỡ ra từ dòng sông băng vĩnh cửu Helheim Glacier thuộc Greenland.

Trên thực tế, băng trôi chẳng phải là thứ gì đó quá mới mẻ. Nó chỉ là một hiện tượng tự nhiên, về cách những dòng sông băng tạo ra băng tảng trôi trên biển. Ước tính, riêng Greenland có thể tạo ra 15.000 - 30.000 tảng băng trôi mỗi năm.


Tảng băng rộng 6000m tại Greenland khiến người xem vừa phấn khích vừa lo sợ.

Ngoài ra, băng vỡ vẫn luôn là những cảnh tượng hết sức đáng xem. Khi băng tách ra, nó tạo nên một âm thành đứt gãy rất lớn, và sóng âm từ đây thậm chí có thể lan tỏa đi khắp đại dương.

Chỉ có điều, tất cả nhưng điều chúng ta nói bên trên là không đủ để mô tả sự kiện lần này đâu. Thông thường, một tảng băng cao trên 5m, rộng trên 100m đều được liệt vào dạng "băng trôi" (iceberg). Vấn đề là tảng băng trong video quá lớn, khi kích cỡ của nó là... 6,4km.

Tiếc rằng đây là một video tua nhanh, nên chúng ta không được nghe âm thanh kinh hồn mà lớp băng ấy tạo ra.

Và tại sao nó lại khiến nhiều người phải lo sợ?

Nguyên do là vì Helheim Glacier là một trong 3 dòng sông băng lớn nhất của Greenland, bên cạnh Jakobshavn/Ilulissat và Kangerdlussuaq. Tốc độ băng tách ra tại cả 3 dòng sông này đều đang tăng nhanh trong những năm gần đây, do tác động từ biến đổi khí hậu.

Đoạn video băng trôi khổng lồ này sẽ khiến nhiều người vừa phấn khích, vừa lo sợ
Tảng băng này có kích cỡ tới 6,4km.

Nhưng quan trọng hơn, băng trôi xuất hiện trên biển không chỉ là mối hiểm họa với tàu thuyền, mà còn là nhân tố khiến mực nước biển tăng nhanh hơn. Hãy tưởng tượng, bạn thả cục đá vào một cốc nước, nước dâng lên một khoảng bằng đúng thể tích của cục đá đó. Đại dương cũng vậy, khi các tảng băng trôi xuất hiện.

Trong các bản báo cáo trước kia, mực nước biển toàn cầu đang dâng khoảng 3mm mỗi năm. Tuy nhiên, mức độ này không hề ổn định, vì cứ mỗi 12 tháng mức độ tăng lại kéo giãn thêm 0,08mm nữa. Theo các chuyên gia, băng trôi tại Greenland chính là một phần nguyên nhân.

"Mực nước biển toàn cầu đang tăng lên là hiện tượng không thể chối cãi được" - trích lời nhà khí tượng đại dương David Holland từ ĐH New York. "Nghiên cứu nguyên nhân khiến mực nước tăng lên sẽ giúp chúng ta giải quyết rất nhiều điều".

"Biết được cách băng trôi được hình thành cũng giúp chúng ta tính toán được mực nước dâng lên trong tương lai" - Denise Holland, một chuyên gia khác từ ĐH New York chia sẻ.

Theo một số tính toán vào năm 2017, nếu toàn bộ vùng băng tại Tây Nam Cực tan ra, mực nước biển sẽ dâng khoảng 3,2m.

Đoạn video băng trôi khổng lồ này sẽ khiến nhiều người vừa phấn khích, vừa lo sợ
Tảng băng B-15 từng khiến cả thế giới giật mình vì quá lớn.

Và đừng hiểu nhầm, đây chưa phải là tảng băng lớn nhất lịch sử đâu. Tháng 3 năm 2000, tảng băng mang tên B-15 đã tách ra từ Nam Cực, và nó có diện tích rơi vào khoảng... 11.000km2 - lớn hơn cả một số quốc gia trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Sản xuất bọt cách nhiệt tại Trung Quốc gây ra lỗ thủng tần Ozone

Sản xuất bọt cách nhiệt tại Trung Quốc gây ra lỗ thủng tần Ozone

Theo Cơ quan điều tra môi trường (EIA), hóa chất làm suy giảm tầng ozone hóa ra có nguyên nhân từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Đăng ngày: 13/07/2018
Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Sau gần một thế kỷ, những cơ thể đông lạnh được bảo quản một cách hoàn hảo nằm im lìm trong những tảng băng đã trở lại để kể về cuộc chiến hùng vĩ bậc nhất trong lịch sử - "Chiến tranh trắng".

Đăng ngày: 12/07/2018
Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Theo Daily Mail, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng cảnh báo cần phải “chạy đua với thời gian” để đưa những người nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Đăng ngày: 10/07/2018
Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Các nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) đã xác định nhiệt độ thấp nhất ở Cao nguyên Đông Nam Cực là -98 độ C.

Đăng ngày: 08/07/2018
Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Cơn mưa trút xuống bãi đỗ xe ở Siberia có màu đỏ như máu nhưng không phải hiện tượng dị thường như nhiều người lầm tưởng.

Đăng ngày: 08/07/2018
Đường nhựa tan chảy

Đường nhựa tan chảy "nuốt" luôn cả chân người vì trời nóng như nung

Các nhân viên cứu hộ đã được gọi tới để giải cứu một chàng trai ở Anh, 24 tuổi bị đường nhựa "nuốt" mất chân giữa tiết trời quá nóng.

Đăng ngày: 07/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News