Đôi chân chúng ta đang chết dần từ tuổi 25 mà bạn không hề hay biết

Một số thoái hóa sẽ bắt đầu sớm ở tuổi 25 - độ tuổi bạn vẫn nghĩ là khỏe mạnh và đầy sức trẻ.

Đôi chân của bạn là một tài sản quý giá mà tự nhiên ban tặng. Nó đưa bạn đến mọi nơi, trên từng cung đường, du lịch khắp thế giới. Tuy nhiên, bạn có biết rằng thời gian cũng sẽ dần tước đi sự linh hoạt của đôi chân theo nhiều cách?

Ngay khi còn trẻ, bạn nên nhận thức được những thoái hóa của chân theo thời gian. Bên cạnh những chấn thương, một trong số đó sẽ bắt đầu sớm, ngay ở tuổi 25. Và nếu không chăm sóc đôi chân đúng cách, có thể bạn sẽ phải đi du lịch trên xe lăn trong nửa phần đời còn lại.


Đôi chân là tài sản quý giá mà tự nhiên ban tặng.

1. Bạn sẽ dần đi trên xương bàn chân

Trong cơ thể có hai loại protein rất quan trọng: collagen elastin. Chúng chính là yếu tố, kết hợp với các mô liên kết, tạo nên làn da căng mịn của bạn khi còn trẻ. Collagen và elastin cũng góp phần xây dựng lên lớp đệm dày dưới bàn chân.

Đáng tiếc thay, cơ thể sản xuất hai protein này giảm dần qua từng năm. Bắt đầu từ năm 25 tuổi, bạn mất đi 1,5% collagen. Tới năm 30, bạn mất 15%. Con số ở tuối 40 là 30% và 45% ở tuổi 50. Điều đó có nghĩa là lớp đệm chân ngày càng mỏng dần.

"Không có lớp đệm dày, chân của bạn sẽ chỉ tốt vào buổi sáng. Nhưng đến cuối ngày, sự đau đớn sẽ kéo đến, vì bạn đang đi chủ yếu trên xương của mình", Pedro Cosculluela, bác sĩ, chuyên gia về bàn chân và mắt cá chân tại bệnh viện Houston Methodist nói.


Lớp đệm bàn chân sẽ ngày càng mỏng dần.

Mặc dù một số cơ sở y tế quảng cáo các biện pháp tiêm hay cấy chất béo và collagen, không có bằng chứng chúng làm việc, Cosculluela lưu ý. Giải pháp duy nhất là bạn phải có thêm đệm lót giày. Mua một miếng gel cho đôi giày thoải mái, nếu bạn không muốn chỉ di chuyển được trong nửa buổi sáng.

2. Sự tấn công của viêm khớp

Đôi chân của bạn sở hữu hơn 30 khớp. Tất cả đều sẽ thoái hóa theo tuổi tác, Cosculluela nói. Viêm khớp trước hết tấn công vào ngón chân cái hoặc khớp nối mu bàn chân. Bên cạnh cảm giác đau, bạn sẽ thấy cứng khớp mỗi khi thức dậy. Tình hình cải thiện đôi chút khi bạn đi lại trong ngày, nhưng sẽ lại xấu trở lại vào ban đêm.


Chứng viêm khớp rồi sẽ tấn công bạn.

Khớp hông và gối rồi cũng dần dần thoái hóa, Cosculluela nói. Nó sẽ khiến chân bạn đau theo từng chuyển động khác nhau. Cách tốt nhất để khắc phục và phòng tránh là tăng cường tập luyện hàng ngày, đừng quên giảm cân nặng, lời khuyên đến từ Andrew Shapiro, chủ tịch hiệp hội Y khoa Podiatric, New York.

3. Ngón chân cong lại và biến dạng

Trải qua bao nhiêu năm bạn ép ngón chân của mình trong giày cao gót? Những ngón chân bắt đầu cong lại và biến dạng. Bắt đầu chỉ như một khó chịu nhẹ, nhưng cơn đau sẽ chuyển biến theo thời gian. Những vết chai sạn trông khó coi cũng xuất hiện, nơi bạn chà sát vào giày của mình.


Đi giày cao gót khiến ngón chân biến dạng.

Chẳng có cách nào hơn việc bạn hạn chế đi những đôi giày chật chội. Hãy mua thêm những đôi giày thể thao thoải mái, đặt vào tủ và đệm miếng lót vào những dịp đi giày cao gót. "Tôi thường hướng dẫn những bệnh nhân nữ đặt chân trần lên tờ giấy. Sau đó, lấy bút vẽ một đường bao quanh bàn chân họ", Cosculluela nói. "Cuối cùng, tôi ướm giày của họ vào đó. Nếu những nét vẽ còn thừa quá nhiều, tôi biết đó không phải đôi giày tốt cho họ".

4. Máu lưu thông chậm

Khi dần già đi, ngày càng có nhiều điều kiện làm chậm sự lưu thông máu ở chân bạn, Spapiro nói. Điều đó khiến những vết thương trên chân ngày càng khó lành. Kéo theo đó là những tổn hại dây thần kinh và bạn thậm chí không nhận ra tình trạng nhiễm trùng trên chân mình. Có thể một vết loét sẽ không bao giờ lành.

Ngay từ khi còn trẻ, bạn đã phải bắt đầu để ý đến tình trạng tiến triển nếu có vết thương trên chân mình. Đặc biệt, điều này cần thiết ở những người mắc tiểu đường hay bệnh tĩnh mạch. Lắp một chiếc gương sàn trong phòng tắm có thể là cách đơn giản để làm điều đó, Cosculluela nói.


Máu lưu thông chậm dẫn đến những điểm viêm loét khó lành.

5. Gân cứng dần

Bạn sẽ không còn là người nhanh nhẹn trong những buổi tập yoga hoặc võ thuật. Lí do là lượng nước trong gân suy giảm theo tuổi tác. Nó làm cứng các gân ở chân, nhất là vùng mắt cá. Sẽ là trở ngại lớn cho những động tác đòi hỏi độ dẻo dai.

Duy trì tập luyện hàng ngày giúp chống lại sự thoái hóa này, bác sĩ Haber, một chuyên gia về chân và mắt cá tại New Jersey nói. Bạn chỉ mất 10 phút cho các động tác tập luyện chân, dễ dàng tìm thấy chúng trên mạng. Nếu bạn đã có một chấn thương gân trong quá khứ, các bài tập sẽ ngăn chặn chúng tái phát.

6. Giãn dây chằng

Bên cạnh vấn đề về gân, dây chằng nối các đầu xương ở khớp động cũng sẽ giãn dần theo thời gian. Nó làm cho các khớp trở nên lỏng lẻo. Nhiều dây chằng cũng có thể sẽ bị mất chức năng. Nó gây ra sự phổ biến hơn của bong gân. Ở mức độ nặng, bạn sẽ cần đến phẫu thuật.


Đeo nẹp gối khi luyện tập thể thao để bảo vệ dây chằng.

Ngay bây giờ, bạn có thể phòng ngừa bằng cách đeo nẹp gối trong khi vận động thể thao. Nếu chẳng may có một chấn thương dây chằng, bạn phải tuân thủ đúng kế hoạch điều trị. Nôn nóng trở lại hoạt động có thể khiến bạn phải trả giá đắt trong tương lai.

7. Da khô lại

Đây có phải vấn đề không? Dĩ nhiên rồi, chẳng ai nhất là phụ nữ muốn có đôi chân nứt nẻ và nhăn nheo. Lí do vẫn đến từ việc collagen ngày càng được sản xuất ít đi. Độ ẩm và dưỡng chất không cung cấp đủ cho làn da khiến nó trở nên khô và nứt nẻ.


Giảm sản xuất collagen khiến da dễ khô, nứt.

Bạn có thể trì hoãn kết quả này bằng cách đảm bảo da mình luôn có độ ẩm nhất định. Chăn sóc da thường xuyên với sản phẩm dưỡng ẩm với tuần suất hai lần một ngày. "Hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của tần số họ sử dụng kem dưỡng ẩm. Họ sẽ hỏi tại sao da tôi chẳng khác gì mặc dù vẫn thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày một lần", Haber nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Tết này thay vì ăn nhiều bánh kẹo, bạn nên tích cực thưởng thức những loại hạt rất tốt cho sức khỏe để tránh bị tăng cân, mệt mỏi.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News