Đối mặt với loài báo biển tàn bạo

Bình tĩnh trước hàm răng sắc nhọn đang ngoác ra của con báo biển dài 3,66m, nhiếp ảnh gia Amos Nachoum liều lĩnh đưa ống kính thật gần để có bức ảnh tốt dù biết rất nguy hiểm.

Chụp ảnh trong môi trường thiên nhiên hoang dã là việc không dễ dàng. Nhóm của Nachoum đi trong bốn ngày bắt đầu từ Ushuaia trên bờ biển phía nam của Argentina trên một chiếc thuyền buồm để đến đảo Plenue, Nam cực.

Nhiệt độ không khí nơi đây trong những ngày hè khoảng chừng 10 độ và nhiệt độ dưới nước xuống dưới âm một độ. Do vậy, họ phải sử dụng bộ đồ lặn phù hợp để đảm bảo an toàn thân nhiệt ở dưới nước khoảng một giờ. Chỉ có những thợ lặn chuyên nghiệp mới có thể thực hiện được kiểu lặn này.

 Đối mặt với loài báo biển tàn bạo

Để có bức ảnh tốt, các nhiếp ảnh gia khoa học thường đối mặt với nhiều hiểm nguy.

Tuy nhiên, ngoài nguy hiểm khi phải đối mặt với nhiệt độ môi trường và sức ép của nước khi lặn sâu, các nhiếp ảnh gia khoa học còn đối mặt với nguy hiểm từ loài sư tư biển. Đây là loài động vật có vú sống dưới nước duy nhất rất "hiểu chiến" với con người.

“Chúng tôi được các nhà sinh học dặn dò rằng, họ không được xâm lấn không gian báo biển và có bất kỳ hành động nào khiêu khích chúng”, Nachoum nói.

Nachoum cho biết: “Báo biển là kẻ săn mồi tàn ác và thầm lặng, nó sẽ phục kích con mồi bằng cách chờ đợi trong im lặng dưới đáy của những con kênh chạy dọc theo đảo. Sau đó, nó lao vào con mồi và giữ chặt bằng hàm răng chắc khoẻ. Một trong những hành vi quen thuộc nhất mà tôi từng thấy trong ảnh thế giới động vật hoang dã là báo biển sẽ đưa con mồi lên bề mặt nước và lắc cho đến khi mềm ra, rồi mới ăn nó”.

Mặc dù Nachoum từng lặn với cá mập trắng, chụp ảnh gấu bắc cực trong khoáng cách gần nhưng đối với ông nỗi sợ hãi lớn nhất là báo biển.

“Tôi đã thấy chúng quăng mình vào đá giữa một bầy chim cánh cụt và bỏ qua tất cả mọi thứ xung quanh để đuổi bắt bằng được một con chim cánh cụt mà chúng đã nhắm làm mục tiêu. Chúng hành động đơn độc, dứt khoát đối với con mồi đã chọn”, Nachoum cho biết.

Dưới đây là một số hình ảnh về quá trình tác nghiệp của Amos Nachoum:

 Đối mặt với loài báo biển tàn bạo

Báo biển há miệng như muốn đớp ống kính khỏi máy ảnh. 

Đối mặt với loài báo biển tàn bạo

Báo biển kẹp chặt chim cánh cụt bằng hàm răng dữ tợn của nó. 

Đối mặt với loài báo biển tàn bạo

Báo biển cắn chặt chim cánh cụt bằng hàm của nó trước khi lôi lên mặt nước và lắc cho con mồi mềm đi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News