Dòng chữ bí ẩn trên kiếm cổ 800 tuổi
Thư viện quốc gia Anh đang kêu gọi các nhà nghiên cứu giải mã dòng chữ bí ẩn khắc trên thanh kiếm thời trung cổ có niên đại 800 năm.
Kêu gọi giải mã mật tự bí ẩn trên thanh kiếm cổ 800 năm tuổi ở Anh
Theo Huffington Post, thanh kiếm hai lưỡi trên được tìm thấy dưới sông Witham ở Lincolnshire, Anh, vào năm 1825 và hiện được trưng bày trong triển lãm về thời kỳ Đại hiến chương diễn ra tại Thư viện quốc gia.
Thanh kiếm thời Trung cổ được tìm thấy trên sông Witham, Lincolnshire, Anh. (Ảnh: Bảo tàng Anh.)
Thanh kiếm nặng 1,2 kg, dài 97 cm và cán rộng 17 cm. Theo Bảo tàng Anh, lưỡi kiếm chắc chắn được chế tạo ở Đức vào thế kỷ 13 hoặc đầu thế kỷ 14, nhưng bản thân thanh kiếm lại có nguồn gốc từ Anh. Họ miêu tả "thanh kiếm là một phần trong nghi lễ của các hiệp sĩ, và chuôi kiếm hình chữ thập xác nhận những nghĩa vụ Thiên chúa mà một hiệp sĩ phải hoàn thành nhằm bảo vệ nhà thờ."
Nhưng điều thu hút nhiều sự chú ý nhất chính là dòng chữ khắc bí ẩn trên lưỡi kiếm: +NDXOXCHWDRGHDXORVI+.
Dòng chữ kỳ lạ khắc trên lưỡi kiếm. (Ảnh: Bảo tàng Anh.)
Nhà khảo cổ học Marc van Hasselt thuộc Đại học Utrecht suy đoán dòng chữ được viết bằng tiếng Latinh và ND có thể là viết tắt của từ "Nostrum Dominus" (Chúa của chúng tôi) hoặc "Nomine Domini" (tên của Chúa), và XOX nhằm chỉ Chúa ba ngôi.
Bảo tàng Anh đã bác bỏ giả thuyết thanh kiếm có xuất xứ từ người Viking. "Dựa vào đường gân kiếm, núm tròn ở chuôi kiếm và hình dạng chữ khắc, có ý kiến cho rằng thanh kiếm thuộc về người Viking, nhưng rõ ràng các đặc điểm trên giống với những thanh kiếm châu Âu thời Trung cổ hơn," đại diện bảo tàng cho biết.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
