Động đất liên tiếp tại Nhật Bản và Philippines
Trong hai ngày 7 - 8/11, liên tiếp xảy ra hai trận động đất với cường độ mạnh và trung bình, lần lượt làm rung chuyển đảo Okinawa của Nhật Bản và Mindanao của Philippines.
Nhật Bản và Philippines là hai quốc gia ở Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra động đất |
Hôm nay (8/11), một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter đã làm rung chuyển vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa, Nhật Bản nhưng không xảy ra sóng thần.
Theo Cục địa chất Hoa Kỳ (USGS), trận động đất xảy ra lúc 11h59 (02h59 giờ GMT) tại biển Hoa Đông, cách phía tây tỉnh Okinawa 218km. Độ sâu của trận động đất là 222km.
Hiện chưa có báo cáo nào về thương vong hay thiệt hai do trận động đất này gây nên.
Còn ngày hôm qua (7/11), một trận động đất mạnh 5 độ Richter cũng đã rung chuyển thành phố nhỏ Valencia trên đảo Mindanao làm ít nhất 10 người bị thương, thiệt hại 23 ngôi nhà, một cửa hàng máy tính và 1 siêu thị rau quả trong cộng đồng dân cư 150.000 người.
Theo hãng tin AFP, thương vong gây nên bởi các vật nặng và nhà cửa bị đổ khi trận động đất xảy ra lúc 5h43 chiều (09h43 giờ GMT), tuy nhiên không ai bị thương tích nghiêm trọng.
Cục địa chất Hoa Kỳ (USGS) đo được cường độ động đất là 5,2 độ Richter trong khi các nhà địa chấn Philippines đưa ra con số 5,2 độ Richter.
Winchell Sevilla, nhà địa chấn học thuộc Viện núi lửa và địa chấn Philippines có trụ sở tại Manila cho biết, nguyên nhân của trận động đất là do sự dịch chuyển của đới đứt gãy tại địa phương nằm dưới bề mặt trái đất khoảng 1km.
Theo Sevilla, một số khu vực khác trên quần đảo Mindanao phía Nam cũng cảm nhận được trận động đất này mặc dù chưa có báo cáo nào về thiệt hại được đưa ra.
Philippines nằm trên “vành đai lửa” Thái Bình Dương với nhiều núi lửa hoạt động và rãnh kiến tạo nên thường xuyên diễn ra hoạt động phun trào và động đất.
Trong khi đó, Nhật Bản, đất nước nằm ở giao điểm của 4 mảng kiến tạo, mỗi năm chứng kiến khoảng 20% số trận động đất mạnh nhất trên trái đất.
Trận sóng thần sau động đất kinh hoàng ngày 11/3 vừa qua đã khiến khoảng 22.000 người chết hoặc mất tích và gây nên cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở miền Bắc đất nước.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
