Động đất mạnh 3,2 độ Richter ở khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát động đất thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) xác nhận vào lúc 15 giờ 2 phút, ngày 25/12, một trận động đất có cường độ 3,2 độ Richter đã xảy ra ở khu vực biên giới Việt Nam-Lào.


Người dân ở thành phố Điện Biên Phủ cũng cảm nhận được rung lắc nhẹ.

Ông Nguyễn Thái Sơn cho biết theo dữ liệu thông tin do Viện Vật lý địa cầu cung cấp, trận động đất này có cường độ 3,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Tâm chấn động đất nằm ở tọa độ 21,508 độ Vĩ Bắc, 102,982 độ Kinh Đông, nằm trên biên giới Việt Nam-Lào, khu vực xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; thời gian dư chấn kéo dài khoảng 3 giây.

Tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ và lòng chảo Mường Thanh, người dân cũng cảm nhận được sự rung lắc nhẹ.

Theo ông Nguyễn Thái Sơn, do tâm chấn trận động đất nằm ở khu vực biên giới với địa hình chủ yếu là đồi núi, cường độ nhỏ và thời gian dư chấn không dài nên không có khả năng gây thiệt hại về người và tài sản.

Đây là trận động đất thứ 7 xảy ra từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Trước đó, tại địa bàn các huyện Điện Biên Đông, Mường Chà và thị xã Mường Lay đã xảy ra các trận động đất với cường độ từ 2,9 đến 3,9 độ Richter.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News