Động đất mạnh ở Osaka, ít nhất 3 người thiệt mạng
Ít nhất 3 người được xác nhận thiệt mạng sau khi một trận động đất mạnh 5,3 độ xảy ra ở gần Osaka, thành phố lớn thứ hai Nhật Bản, vào giờ cao điểm buổi sáng.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất mạnh 5,3 độ xảy ra lúc 7h58 sáng 18/6 ở phía bắc tỉnh Osaka với chấn tâm nằm ở độ sâu 15,4km.
Cơ quan khí tượng quốc gia Nhật Bản nói động đất mạnh 6,1 độ (ban đầu nói 5,9 độ) và chấn tâm sâu 10km.
Theo thang đo Shindo 7 cấp của Nhật Bản, trận động đất được xếp ở mức 6- (sáu trừ). Ở mức độ này, việc đứng trên mặt đất cũng khá khó khăn.
Một ga tàu ở Osaka sau động đất sáng 18/6. (Ảnh: AFP).
Hiện chưa có thông tin thiệt hại hay cảnh báo sóng thần sau cơn rung lắc vào giờ cao điểm, khiến những người đi làm bằng tàu mắc kẹt và hàng chục nghìn hộ dân mất điện. Nhà chức trách cho biết ít nhất 3 người thiệt mạng, 61 người bị thương sau vụ động đất.
Cảnh sát địa phương cho biết một bé gái 9 tuổi ở thành phố Takatsuki, phía bắc Osaka, là người đầu tiên được xác nhận thiệt mạng. Em bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi bức tường tại trường học sập xuống.
Đài truyền hình nhà nước NHK đưa tin một cụ ông 80 tuổi cũng thiệt mạng vì tường sập. Đài này cũng cho hay một vài người khác "ngừng tuần hoàn".
Nhật Bản không xác nhận tử vong cho đến khi cuộc khám nghiệm chính thức được tiến hành và thường dùng cụm từ "ngừng tuần hoàn" trong những trường hợp như vậy.
Thủ tướng Shinzo Abe nói chính phủ "đang phối hợp làm việc với ưu tiên trước nhất là cứu người". Ông cũng cho hay đã chỉ thị cấp dưới "nhanh chóng thu thập thông tin về thiệt hại, nỗ lực hết sức để cứu hộ cứu nạn và cung cấp thông tin kịp thời và chính xác đến công chúng".
Một ngôi nhà ở Osaka bị hư hại và bốc cháy sau trận động đất. (Ảnh: Reuters).
Công ty Điện lực Kansai nói không có bất thường nào tại các nhà máy điện hạt nhân Mihama, Takahama và Ohi sau động đất. Công ty cũng cho biết hơn 170.000 gia đình tại tỉnh Osaka và tỉnh Hyogo lân cận bị mất điện.
Nhật Bản nằm trên vùng gọi là "Vành đai Lửa Thái Bình Dương" nơi hầu hết hoạt động địa chấn và núi lửa trên thế giới diễn ra.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
