Động đất, núi lửa liên tiếp, chuyện gì xảy ra ở "Vành đai lửa"?

Giới khoa học cho rằng bất kể báo chí gần đây đưa tin nhiều về các trận động đất và núi lửa hoạt động trở lại, vẫn không có gì bất thường trong hoạt động của Vành đai lửa.

Theo đài BBC, tuần qua hàng chục ngàn người đã bị đảo lộn cuộc sống vì các sự cố thiên tai như động đất, núi lửa, lở tuyết xảy ra tại các khu vực dọc theo Vành đai lửa ở Thái Bình Dương.

Động đất ngoài khơi Alaska và Indonesia, lở tuyết và phun trào núi lửa ở miền trung Nhật Bản và một núi lửa phun dung nham tại Philippines, tất cả đều đã cùng xảy ra chỉ trong vài ngày qua.


Vành đai lửa Thái Bình Dương là một trong những khu vực xảy ra nhiều động đất nhất thế giới - (Ảnh: DEIMOS IMAGING).

Thực tiễn "không hẹn mà gặp" của các thiên tai đã khiến Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm nhẹ rủi ro thảm họa ngày 23/1 phải đăng lên tài khoản Twitter thông tin cảnh báo tình trạng hoạt động "tích cực" của Vành đai lửa.

Diễn tiến này có thể khiến nhiều người lo ngại không biết liệu có gì đó nghiêm trọng sắp xảy ra hay không.

Tuy nhiên theo giáo sư Chris Elders, một chuyên gia địa lý của Đại học Curtin ở Úc, các hoạt động gần đây của Vành đai lửa là bình thường. Ông nói: "Không có gì bất thường với những gì chúng ta đang chứng kiến hiện nay".

"Các hiện tượng này xảy ra cùng lúc ở nhiều nơi khác nhau trong khu vực. Không nhất thiết có mối liên hệ giữa chúng", giáo sư Chris Elders nói.

Cũng theo ông Elders, các hoạt động núi lửa và mảng kiến tạo đã vẫn xảy ra như vậy ở khu vực này trong "hàng trăm và hàng ngàn năm" qua.

Tiến sĩ Janine Krippner, một chuyên gia về núi lửa của New Zealand tại Mỹ, cũng đồng tình với quan điểm của ông Elders.

Mặc dù một số dư luận lo ngại các núi lửa có vẻ như đang hoạt động trở lại thường xuyên hơn, song bà Janine Krippner cho rằng mức độ phun trào của các ngọn núi lửa "đã không tăng thêm gần đây".

Theo bà Janine Krippner, lý do khiến dư luận lo ngại có thể vì lẽ khác: "Hiện nay chúng ta có nhiều thiết bị vệ tinh hơn để theo dõi các hoạt động của núi lửa, và mạng Internet cũng nói nhiều hơn về các hoạt động đó".

Vành đai lửa (Ring of Fire) hay Vành đai lửa Thái Bình Dương là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương. Khu vực này trải dài trong khoảng 40.000 km từ mũi phía nam của Nam Mỹ tới tận New Zealand.

Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này, và nằm rải rác trong vành đai này là 75% số núi lửa đang hoạt động trên Trái đất, 452 núi lửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News