Động đất – thảm họa kinh hoàng nhất thập kỉ
Chiếm 60% tổng số người thiệt mạng trong thiên tai, nguy cơ rình rập 8 trong 10 thành phố đông dân nhất thế giới: Động đất - thảm họa kinh hoàng nhất trong 10 năm qua theo báo cáo của Liên hiệp quốc.
Bão tố liên quan đến 22% số người chết, trong khi biến đổi nhiệt độ ở quá nóng hay quá lạnh gây ra 11% trường hợp tử vong từ năm 2000–2009.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu bệnh dịch của thảm họa (CRED), tổng cộng 3853 cơn thảm họa đã gây ra cái chết cho 780.000 người.
Châu Á là lục địa bị ảnh hưởng xấu vì gánh chịu 85% số người thiệt hại nói trên.
Thảm họa chết chóc của thập kỉ chính là sóng thần Đông Nam Á vào năm 2004, thảm họa này đã lấy đi sinh mạng của hơn 220.000 người khi loạt sóng khổng lồ tàn phá vùng bờ biển Ấn Độ Dương.
Kế đó là thảm họa gió xoáy Nargis, đã quét qua Mianma vào năm 2008 cuốn theo 138.000 mạng người.
Sóng nhiệt châu Âu vào năm 2003 cũng được xem là nguyên nhân của 72.000 cái chết.
Dữ liệu của CRED ước tính rằng sẽ có thêm 2 tỉ người bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên, giá trị tài sản bị tàn phá vượt hơn 960 tỉ USD.
Magareta Wahlstrom, thư kí Liên hiệp quốc – đại diện đặc biệt cho vấn đề hạn chế nguy cơ thảm họa cho biết trong 10 năm qua, động đất là thảm họa tự nhiên gây chết người nhiều nhất, nó đe dọa nghiêm trọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Bà cho biết thêm 8 trong 10 thành phố đông dân nhất thế giới nằm trên đường đứt gãy trên bề mặt Trái đất bao gồm Tokyo, Mexico và Mumbai. Nguy cơ địa chấn là nguy cơ thường trực và không thể thờ ơ.
Động đất tàn phá trên diện rộng chỉ trong khoảnh khắc vài giây.
Nhắc đến độ lớn 7.0 của cơn động đất làm rung chuyển Haiti vào 12/0, cướp đi sinh mạng của 200.000 con người, bà Wahlstrom cho rằng cần thiết phải ngăn chặn tái diễn sự phá hủy trên diện rộng như thế.
Hạn chế nguy cơ sẽ là ưu tiên chính ở Haiti và LHQ sẽ làm việc với các đối tác để đảm bảo rằng đây là vấn đề trung tâm của công cuộc tái thiết.
Theo ước tính, có khoảng 1/3 trong 9 triệu người của dân số quốc gia này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hậu quả của động đất.
GS Debarati Guha-Sapir, Giám đốc của CRED cho biết mặc dù chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn những thảm họa tự nhiên, nhưng cường độ phá hủy lại được xác định bởi các nhân tố có thể được can thiệp như sự đô thị hóa, kế hoạch xây dựng đô thị và phá rừng.
Ông nhận xét, số sự kiện thảm họa nhiều hơn gấp đôi so với thập niên 1980-89. Ngược lại, số người bị ảnh hưởng tăng với tỉ lệ thấp hơn. Điều này có thể là vì sự ngăn ngừa và sự sẵn sàng của cộng đồng đã tốt hơn lên.