Dòng hải lưu khiến hàng triệu cua đỏ chết tập thể

Trong nhiều thập kỷ, lý do cua cá ngừ (cua đỏ) dạt vào bờ với số lượng lên tới hàng triệu con ở vùng ven biển nước Mỹ vẫn khiến nhiều người băn khoăn.

Nghiên cứu mới công bố hôm 1/7 trên tạp chí Limnology and Oceanography kết luận dòng hải lưu khác thường nhiều khả năng cuốn cua cá ngừ khỏi môi trường sống tự nhiên ngoài khơi Baja California. Nghiên cứu bắt đầu khi trưởng nhóm Megan Cimino đạp xe qua đàn cua cá ngừ mắc cạn trên đường tới cơ quan ở Monterey năm 2018. Cimino, nhà hải dương học ở Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) và Đại học California, Santa Cruz, từng chứng kiến một vụ mắc cạn khác gần nơi cô lớn lên ở Nam California cách đây vài năm.

Dòng hải lưu khiến hàng triệu cua đỏ chết tập thể
Cua cá ngừ mắc cạn hàng loạt trên một bãi biển ở Pacific Grove, California. (Ảnh: Stephanie Brodie).

Cimino và cộng sự dành nhiều tháng thu thập dữ liệu về cua cá ngừ và phạm vi xuất hiện của chúng. Họ lục tìm những cuộc khảo sát nghiên cứu đại dương, dữ liệu video từ phương tiện điều khiển từ xa, chương trình khoa học đời sống, thậm chí mạng xã hội như Twitter. Việc tổng hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau rất khó khăn, nhưng cuối cùng nhóm nghiên cứu có thể khái quát phạm vi sinh sống và mắc cạn của cua cá ngừ từ năm 1950 đến 2019.

So sánh dữ liệu với điều kiện đại dương như nhiệt độ và chuyển động của dòng hải lưu, các nhà khoa học nhận thấy sự xuất hiện của cua cá ngừ bên ngoài môi trường sống thông thường có mối tương quan với lượng nước biển chảy từ Baja California tới trung tâm California. Phát hiện chỉ ra dòng hải lưu mạnh là báo hiệu quan trọng về sự hiện diện của cua cá ngừ.

Để nghiên cứu dòng hải lưu, nhóm chuyên gia sử dụng mô hình đại dương trong khu vực của Hệ thống hải lưu California do Đại học California, Santa Cruz phát triển. Dựa vào đó, họ tạo ra "phụ lục nước nguồn phía nam" (SSWI), thể hiện bao nhiêu nước ngoài khơi vùng ven biển ở trung tâm California đến từ phía nam biên giới Mỹ - Mexico.

Cua cá ngừ thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng và đóng vai trò như nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài khác. Chúng không phải loài duy nhất chịu tác động từ dòng hải lưu. Trong tình hình biến đổi khí hậu làm gia tăng biến động trong điều kiện đại dương, vị trí của các loài sẽ bắt đầu thay đổi. Việc tìm hiểu nơi phân bố của sinh vật sẽ giúp giới nghiên cứu quan sát và ước tính số lượng chính xác hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh tượng ngỡ như chỉ có trong phim kinh dị, cá mập nhảy lên thuyền rồi mắc kẹt ở lan can

Cảnh tượng ngỡ như chỉ có trong phim kinh dị, cá mập nhảy lên thuyền rồi mắc kẹt ở lan can

Con cá mập há to miệng cố gắng giẫy giụa để nhảy xuống biển nhưng nó đã bị mắc kẹt ở lan can của con thuyền.

Đăng ngày: 04/07/2021
Dựng tóc gáy với hàm răng kinh dị

Dựng tóc gáy với hàm răng kinh dị "làm thịt" cả tàu ngầm của cá mập cắt bánh quy

Cá mập cắt bánh quy hay Cookie-cutter là thành viên có kích thước vô cùng khiêm tốn trong họ hàng nhà cá mập.

Đăng ngày: 01/07/2021
Liệu có tồn tại kim cương dưới đáy đại dương không?

Liệu có tồn tại kim cương dưới đáy đại dương không?

De Beers Group là một " đế chế kim cương" trên toàn cầu khi được coi là đơn vị đặt nền móng cho ngành công nghiệp khai thác kim cương.

Đăng ngày: 28/06/2021
Chúng ta đã hiểu được ngôn ngữ của cá voi hay chưa?

Chúng ta đã hiểu được ngôn ngữ của cá voi hay chưa?

Cá nhà táng - loài động vật có vú thuộc bộ Cá voi là một trong những loài động vật sống ồn ào nhất trên hành tinh.

Đăng ngày: 25/06/2021
Phát hiện loài sao biển đuôi rắn có hàm răng quái vật

Phát hiện loài sao biển đuôi rắn có hàm răng quái vật

Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài sao biển đuôi rắn kỳ dị chưa từng được biết tới sống dưới vùng biển sâu ở Nam Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 21/06/2021
Bí mật “cải tử hoàn sinh” của sứa bất tử

Bí mật “cải tử hoàn sinh” của sứa bất tử

Khi bị thương hoặc gặp căng thẳng do đói, loài sứa bất tử sẽ tự động co lại thành nang nhỏ, gọi là polyp. Theo thời gian, chúng sẽ “tái sinh” trở lại làm sứa với cấu trúc di truyền giống hệt cá thể cũ.

Đăng ngày: 19/06/2021
Các nhà khoa học Singapore dùng Lego để phục hồi rạn san hô

Các nhà khoa học Singapore dùng Lego để phục hồi rạn san hô

Một thí nghiệm khoa học đang diễn ra trên một hòn đảo ngoài khơi của Singapore với mục đích tìm ra giải pháp tái tạo lại bề mặt của rạn san hô bằng Lego.

Đăng ngày: 18/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News