Phát hiện 12 "kim tự tháp" khổng lồ, xưa hơn Ai Cập đến 6.300 năm

Theo Acient Orgins, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố phát hiện về 11 ngọn đồi nhân tạo bí ẩn cao khoảng 15 mét, chu vi 300 mét đã được tìm thấy quanh di tích Göbeklitepe nổi tiếng, mà bên trong mỗi ngọn đồi là một cụm kiến trúc y hệt Göbeklitepe, tạo nên một chuỗi 12 "kim tự tháp" kỳ lạ tọa lạc ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Gobeklitepe là cụm kiến trúc bao gồm một di tích cự thạch kỳ vĩ ẩn bên trong ngọn đồi nhân tạo, được khai quật từ nhiều năm trước. Kiến trúc gồm 1 vòng tròn xếp bằng nhiều trụ đá chữ nhật đá cao đến 6 mét, nặng từ 7,7-11 tấn, ở giữa là 2 trụ đá lớn nhất, có hình chữ T.

Phát hiện 12 kim tự tháp khổng lồ, xưa hơn Ai Cập đến 6.300 năm
Di tích Göbeklitepe - (Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ).

Theo ông Mehmet Ersoy, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, 11 ngọn đồi nhân tạo nằm rải rác trên một tuyến được dày 100 km chạy quanh Göbeklitepe. Việc thăm dò 11 ngọn đồi nhân tạo quanh đó cũng cho thấy bên trong là 11 cấu trúc y hệt Göbeklitepe, do đó bây giờ đồi Gobeklitepe đã thành di tích 12 ngọn đồi, hay còn gọi là "12 kim tự tháp Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ".

Điều gây khó hiểu nhất là cụm kiến trúc đã có niên đại 11.000 năm, tức xưa hơn kim tự tháp Ai Cập cổ nhất tới hơn 6.300 năm! Các nhà khoa học vẫn không thể hiểu được với công nghệ thời kỳ đó, làm sao những con người thời đồ đá có thể tạo ra cảnh quan kỳ vĩ này vì chỉ việc vận chuyển những tảng đá trên đã có vẻ quá sức đối với hình thức lao động thô sơ thời đó.

Phát hiện 12 kim tự tháp khổng lồ, xưa hơn Ai Cập đến 6.300 năm
Một cột totem đã được tạo hình từ 8.000-8.800 năm trước - (Ảnh: Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ).

Các công trình còn mang giá trị nghệ thuật đặc biệt. Người tạo ra chúng đã cẩn thận dùng đá lửa để chạm khắc lên hầu hết các cây cột, chủ yếu là hình ảnh động vật và các chữ tượng hình bí ẩn.

Mục đích người xưa xây dựng nên Göbeklitepe và 11 "kim tự tháp" còn lại vẫn là bí ẩn. Giả thuyết được đồng thuật nhiều nhất đó là một thánh, được những người thờ cúng cổ đại xem như nơi chốn để giao tiếp với các vị thần. Vì vậy, Göbeklitepe còn được coi như ngôi đền cổ xưa nhất của nhân loại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy dấu vết rượu cổ xưa nhất châu Âu

Tìm thấy dấu vết rượu cổ xưa nhất châu Âu

Dấu vết rượu 6.200 năm tuổi hé lộ những thông tin hữu ích về hoạt động nông nghiệp và tập tục ăn uống của người thời Đồ Đá mới.

Đăng ngày: 02/07/2021
Phát hiện hộp sọ 5.000 năm tuổi của người đầu tiên từng nhiễm bệnh dịch hạch

Phát hiện hộp sọ 5.000 năm tuổi của người đầu tiên từng nhiễm bệnh dịch hạch

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện một hộp sọ cổ xưa của nạn nhân đầu tiên trên thế giới bị chết vì bệnh dịch hạch.

Đăng ngày: 02/07/2021
Phát hiện tượng cẩm thạch không đầu 1.800 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phát hiện tượng cẩm thạch không đầu 1.800 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bức tượng cổ xưa mô tả một người phụ nữ mặc áo choàng đứng trên bục, hiện chưa rõ danh tính và mục đích điêu khắc.

Đăng ngày: 01/07/2021
Sốc với

Sốc với "bóng ma" như thời hiện đại giữa thành phố cổ 3.000 năm

Những hình ảnh mà radar hồng ngoại ghi lại ở thành phố cổ Tikal thuộc nền văn minh Maya cho thấy những tàn tích khiến hầu hết các công viên theo quy hoạch đô thị hiện đại phải xấu hổ.

Đăng ngày: 01/07/2021
Khai quật được tượng điêu khắc rắn 4.000 năm tuổi

Khai quật được tượng điêu khắc rắn 4.000 năm tuổi

Phát hiện khảo cổ độc đáo về tượng điêu khắc rắn ở Phần Lan khiến các nhà khoa học bối rối về ý nghĩa và mục đích của nó. ​ ​

Đăng ngày: 30/06/2021

"Người rồng" có thể là họ hàng gần nhất của con người

Hóa thạch hộp sọ của " người rồng" hé lộ nhánh mới ở cây phả hệ gần với người hiện đại hơn người Neanderthal.

Đăng ngày: 29/06/2021
Giải mã xác ướp Ai Cập bằng công nghệ CT scan

Giải mã xác ướp Ai Cập bằng công nghệ CT scan

Các nhà nghiên cứu Italy đang áp dụng công nghệ y học hiện đại để làm sáng tỏ những bí ẩn liên quan đến xác ướp Ai Cập.

Đăng ngày: 29/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News