Đồng hồ sinh học của cơ thể

Nằm trong gen của chúng ta là một “đồng hồ” kiểm soát khi nào chúng ta ngủ, khi nào chúng ta thức dậy và khi nào chúng ta ăn. Đây là đồng hồ sinh học gọi là nhịp điệu sinh lý, vòng tuần hoàn sinh học 24 giờ khiến cơ thể của chúng ta thích nghi với chu trình sáng tối của ngày và đêm.

Những nhịp điệu này giải thích tại sao chúng ta ngủ vào ban đêm và hoạt động vào ban ngày. Chúng cũng là lý do cho nhu cầu ăn nhiều bữa một ngày. Và theo Paolo Sassone-Corsi, giáo sư danh dự UCI, chúng cũng đưa ra những đầu mối về các bệnh kinh niên, rối loạn trao đổi chất và lão hóa.

Sassone-Corsi cho biết: “Nhịp điệu sinh lý là hệ thống điều hành sinh học cổ xưa dựa trên vòng tuần hoàn sáng tối, một yếu tố tự nhiên lâu đời như hành tinh của chúng ta. 15% gen của chúng ta được kiểm soát bởi những nhịp điệu này, và việc phá vỡ chúng sẽ tác động đến sức khỏe con người – dẫn đến béo phì, đái đường, chứng mất ngủ, trầm cảm, bệnh tim và ung thư”.

Mặc dù việc nhận biết những nhịp điệu sinh lý này bắt đầu từ thời đại của Đại đế Alexander, nhưng nghiên cứu khoa học về chúng có tuổi đời chỉ khoảng 1 thế kỷ. Và Sassone-Corsi có thể là chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực này.

Đồng hồ sinh học của cơ thể

Nghiên cứu về đồng hồ sinh học của cơ thể có thể dẫn tới những phương pháp phục hồi sức khỏe và hạn chế tác động của lão hóa. (Ảnh: PhysOrg)

Trong 15 năm qua, ông đã phát hiện những công tắc phân tử có thể bật hoặc tắt nhịp điệu sinh lý này. Kể từ khi ra nhập UCI năm 2006, Sassone-Corsi đã công bố nhiều nghiên cứu trên những tạp chí như Nature, Sciece, và Cell, mô tả chi tiết làm thế nào protein nhịp điệu sinh lý kết hợp với các protein tế bào khác để điều chỉnh sự lão hóa tế bào, trao đổi chất, các chức năng tim, não và tiêu hóa. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc trong tương lai nhằm hạn chế sự rối loạn chức năng hoặc chết của tế bào, để từ đó giúp giải quyết những vấn đề y học như ung thư và đái đường.

Cũng không kém phần quan trọng, Sassone-Corsi cho biết những phát hiện này cho thấy sức khỏe tốt phụ thuộc vào việc giữ cân bằng với nhịp điệu tự nhiên của cơ thể.

Những người phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể - công nhân ca đêm ngủ vào ban ngày hoặc những người ăn không đúng bữa – thường dễ mặc những chứng rối loạn ăn uống, bệnh trao đổi chất của gan, tim và thận.

Sasson-Corsi cho biết: “Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, chức năng tế bào thông thường cũng bị phá vỡ. Việc có một lối sống không lành mạnh sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể phải chịu một số áp lực và dẫn đến bệnh tật”.

Ông kết luận: “Tiếp tục tìm hiểu thêm về những quá trình của nhịp điệu sinh lý là một điều quan trọng. Với những kiến thức thu được, chúng ta có thể bắt đầu quá trình phát triển những biện pháp can thiệp – cả về hành vi lẫn y học – để có thể giúp giữ gìn và phục hồi sức khỏe cho người”.

Từ khóa liên quan:

đồng hồ sinh học

sinh lý

bệnh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News