Dòng sông kỳ lạ không có nước suốt nghìn năm
Suốt hàng nghìn năm qua, dù mang tên dòng sông nhưng bên dưới lại không có dòng chảy và không có nước.
Nằm tại vùng Chelyabinsk Oblast, Nga, gọi là dòng sông nhưng thực chất Big Stone lại không có dòng chảy và không có nước. Dòng sông bằng đá này là sự hội tụ của hàng triệu tảng đá lớn nhỏ, với chiều rộng trung bình khoảng 200m, kéo dài chừng 6km. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn khi du khách tới công viên Taganai ở phía nam dãy núi Ural ở Nga.
Dòng sông không có nước suốt nghìn năm.
Được biết, dòng sông đá hình thành từ kỷ băng hà cách đây khoảng 10.000 năm. Đó là thời điểm các sông băng bao phủ đỉnh của rặng núi Taganai đạt độ cao lên tới 4.800m. Dưới sức nặng của lớp băng, đỉnh núi bị nghiền thành hàng triệu tảng đá lớn.
Sông "chảy" xuyên qua một cánh rừng thông rậm rạp.
Khi băng tan hết, những tảng đá trượt từ từ xuống dưới tạo thành sông đá như hiện nay. Do đặc điểm địa chất nên nó được gọi là "sông". Dù không có nước, nhưng Big Stone "chảy" xuyên qua một rừng thông rậm rạp nên giống như một dòng chảy thực sự. Và hàng triệu viên đá trên sông vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu như hàng nghìn năm trước.
Những khối đá nặng tới cả chục tấn, hầu như giữ nguyên vị trí như cách đây hàng nghìn năm trước.
Những khối đá ở đây là đá thạch anh lớn và aventurine (một dạng thạch anh chứa hợp chất mica tạo cho nó hiệu ứng lấp lánh), nặng từ 9 -10 tấn mỗi khối. Lớp đá sâu tới 6m.
Điều thú vị nhất khi tới sông Big Stone đó là du khách có thể nghe thấy âm thanh như tiếng nước chảy. Đó là âm thanh của những dòng suối nhỏ chạy dưới các tảng đá.
Một dòng sông đá khác ở núi Vitosha, Bulgaria.
Big Stone không phải dòng sông đá duy nhất trên thế giới. Một số dòng sông đá tương tự cũng tìm thấy ở các vùng khác của dãy núi Ural.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
