"Dòng sông sao" bí ẩn chảy gần Trái đất
Tàu vũ trụ Gaia - một kính viễn vọng không gian hiện đại của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục của một phần dòng sông sao 1 tỉ năm tuổi.
Một nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysicsđã vén màn bí ẩn về một "dòng sông sao" rộng mênh mông mà sau hơn 1 tỉ năm tuổi đã chảy ngày càng gần Trái đất chúng ta. Ước tính đến nay, dòng sông chỉ còn cách Trái đất 326 năm ánh sáng.
Hình ảnh lập thể nơi dải sáng của thiên hà Milky Way bị uốn thành hình tròn, những chấm đỏ ở giữa chính là dòng sông sao rộng lớn - (ảnh: Astronomy & Astrophysics).
Từ dữ liệu mà tàu vũ trụ kiêm kính viễn vọng không gian Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) thu thập được, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số ngôi sao mà con người từng biết trước đây không hề đơn độc: chúng đang chảy thành dòng cùng rất nhiều ngôi sao láng giềng.
Toàn bộ dòng sông sao hiện dài tới 1.300 năm ánh sáng và rộng 160 năm ánh sáng, chảy trên một vùng rộng lớn thuộc nửa phía Nam của thiên hà Milky Way – thiên hà mà Hệ Mặt trời của chúng ta cư trú.
Theo nhà thiên văn João Alves đến từ Đại học Vienna (Ý), một trong các tác giả, khoảng cách khá gần hiện nay của dòng sông sao sẽ là cơ hội vàng cho chúng ta nghiên cứu về nó và dựa vào nó mà tính toán được khối lượng của toàn bộ thiên hà. "Những thứ "gần nhà" rất hữu ích, chúng không quá mờ nhạt nên có thể khám phá chi tiết hơn, một giấc mơ của các nhà thiên văn học" – ông nói.
Dòng sông này bắt nguồn từ một cụm sao hình thành từ 1 tỉ năm trước. Lực hấp dẫn của thiên hà Milky Way đã kéo dài cụm sao thành một luồng sao dài. Từ đó, nó đã chảy 4 vòng quanh rìa của thiên hà. Hệ Mặt trời của chúng ta cũng là một hệ hành tinh nằm ở phần gần rìa của Milky Way và may mắn là ngay trong thời điểm hiện tại, dòng sông sao đã chảy đến đoạn gần nơi ở của chúng ta.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
