Dòng suối lạ ở Trung Quốc: Nhiệt độ -43,5 độ C, nước vẫn không bị đóng băng
Bất chấp thời tiết giá lạnh, làn nước trong vắt của một dòng suối lạ ở Tân Cương, Trung Quốc vẫn chưa bao giờ bị đóng băng.
Tại khu vực phía Tây Nam dãy Altai ở Tân Cương, Trung Quốc có một rừng phong tuyệt đẹp. Vẻ hoang vu của nó vào mùa đông đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Khu rừng này lại càng trở nên đặc biệt hơn nhờ có một dòng suối lạ được mệnh danh là "chẳng bao giờ đóng băng".
Đúng như tên gọi, nước ở dòng suối nhỏ này chưa từng bị đóng băng suốt 4 mùa trong năm, bất chấp thời tiết có trở nên lạnh giá đến mức nào. Thậm chí, khi nhiệt độ xuống cực thấp, ở mức -43,5 độ C, dù những bông tuyết có tụ lại thành từng tảng lớn rơi xuống mặt suối, nước ở đây vẫn không có dấu hiệu bị đông cứng.
Nước ở dòng suối dài 2km và rộng khoảng 3m này luôn trong vắt đến mức có thể nhìn thấy đáy và có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.
Dòng suối lạ với làn nước trong vắt không bao giờ đóng băng thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận Trung Quốc.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư
Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ
