Đột biến gene khiến người ta già nhanh
Nhiều người mang một biến thể gene khiến họ mất vài năm trong cuộc đời.
Trong cuộc đời con người già theo hai cách. Lão hóa theo thời gian xảy ra ở tất cả tế bào trong cơ thể chúng ta và được đo bằng năm. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa sinh học trong cơ thể mỗi người không hề giống nhau.
Các yếu tố môi trường bên ngoài - như thói quen hút thuốc lá, ăn uống bừa bãi, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc - có thể khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Thứ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình lão hóa sinh học là những cấu trúc siêu nhỏ có tên telomere. Chúng nằm ở đoạn cuối của các nhiễm sắc thể. Mỗi khi một tế bào phân chia, chiều dài của telomere sẽ giảm một chút. Cuối cùng, khi telomere ngắn tới một mức nào đó, tế bào sẽ chết. Elizabeth Blackburn, nhà sinh học tế bào mang quốc tịch Mỹ và Australia từng đoạt giải Nobel Y học vào năm ngoái, ví các telomere giống như đầu mút của dây giày. Khi đầu mút hỏng hoặc văng ra, dây giày bắt đầu sờn.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều cá nhân mang một biến thể gene đặc biệt khiến telomere của họ ngắn hơn so với những người khác”, Nilesh Samani - một giáo sư của Đại học Leicester tại Anh, tuyên bố.
Theo AFP, Samani và các đồng nghiệp phân tích hơn 500.000 biến thể gene trong bộ gene người bình thường rồi so sánh với những cá nhân có telomere ngắn. Họ phát hiện rằng tất cả người có telomere ngắn đều mang một biến thể gene có tên TERC, trong khi người bình thường không có biến thể này. Một nghiên cứu trước đây chứng minh TERC làm tăng tốc độ lão hóa ở chuột.
Telomere càng ngắn thì con người càng dễ mắc các bệnh liên quan tới tuổi già. Do đó nhóm nghiên cứu cho rằng những người mang gene đột biến có nguy cơ mắc các bệnh tuổi già - như bệnh tim và một số dạng ung thư - cao hơn người bình thường.
Trong bài viết đăng trên tạp chí Nature Genetics, các nhà khoa học khẳng định đây là lần đầu tiên con người tìm ra một gene có vai trò trực tiếp trong quá trình lão hóa.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một số người bị lập trình về mặt di truyền để già nhanh hơn so với phần còn lại của nhân loại. Tác động mà biến thể gene gây ra tương đương với 3 hoặc 4 năm của quá trình lão hóa”, giáo sư Tim Spector của Đại học King tại Anh, phát biểu.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
