Đột nhập tàu ngầm nguyên tử khổng lồ của Nga

Typhoon là loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được phát triển bởi hải quân Xô Viết từ những năm 1980. Với kích thước khổng lồ, tàu ngầm Typhoon được mệnh danh là "quái vật nguyên tử" đồ sộ nhất thế giới.

Ngay từ những ngày đầu ra đời, với sức mạnh và sự đồ sộ của mình, con tàu này đã lập tức được đặt biệt danh là Typhoon, tức là Cuồng phong.

Typhoon được phát triển từ dự án 941, dưới tên gọi Akula - nghĩa tiếng Nga: Cá mập. Dự án này được phát triển nhằm tạo ra những con tàu có khả năng đối kháng với tàu ngầm Ohio của Mỹ (theo nhiều số liệu, những chiếc Ohio này có khả năng mang theo đến 192 đầu đạn hạt nhân).

Tuy nhiên, những chiếc tàu ngầm ra đời từ dự án này lại quá đồ sộ, và chúng buộc phải được thu nhỏ lại để thích hợp hơn với việc chiến đấu.

Đột nhập tàu ngầm nguyên tử khổng lồ của Nga
Tàu ngầm Typhoon được đóng tại Xưởng đóng tàu Severodvinsk, thuộc Biển Trắng của Nga.

Tổng cộng có 6 chiếc Typhoon đã ra đời từ dự án này. Chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 1981 là tàu ngầm TK 208, tiếp theo là tàu ngầm TK 202 năm 1983, tàu ngầm TK 12 năm 1984, tàu ngầm TK 13 năm 1985, tàu ngầm TK 17 năm 1987 và tàu ngầm TK 20 năm 1989. Các tàu ngầm này được biên chế cho Hạm đội Phương Bắc của Nga tại Litsa Guba. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ còn duy nhất tàu Dmitry Donskoi là còn hoạt động trong hải quân Nga, phục vụ cho các vụ thử nghiệm phóng tên lửa.

Có nguồn tin cho rằng, con tàu ngầm cuối cùng thuộc lớp này sẽ bị phá hủy, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên. Tàu ngầm Typhoon sau khi được thay thế bởi tàu ngầm lớp Bo rei chiến lược mới, có thể được sử dụng để làm căn cứ phóng tên lửa.

Sức mạnh hủy diệt kinh hoàng - cơn ác mộng của mọi kẻ thù

Tàu ngầm Lớp Typhoon của Nga có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Điểm đặc biệt là phần thân chính của tàu được phủ một lớp vật liệu cách âm giúp con tàu này trở nên hoàn toàn "tàng hình" trước sóng radar địch.

Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa.

Khoang điều khiển được thiết kế nằm ngay chính giữa tàu giúp tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều. Theo đó, ngay cả trong trường hợp một vài khoang tàu bị phá hủy hay ngập nước, nó vẫn còn khả năng hoạt động.

Thiết kế của tàu còn cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Cùng với thiết kế giúp tàu có khả năng phá băng và lặn xuống độ sâu cần thiết, Typhoon có thể hoàn toàn chìm nghỉm dưới lớp băng dày đặc tại các vùng cực. Theo đó, tàu ngầm có thể hoàn toàn "tàng hình" trước mắt các tàu ngầm tấn công cũng như các lực lượng chống tàu ngầm của địch.

Tàu có một bộ phận thăng bằng hiện đại ở phía đuôi tàu được đặt sau các chân vịt. Các hệ thống có thể kéo thụt vào trong thân tàu gồm có hai kính viễn vọng, một cho chỉ huy tàu sử dụng và một để sử dụng chung. Ngoài ra, tàu còn được trang bị kính lục phân tín hiệu radio, các hệ thống thông tin liên lạc radio, radar, các cột anten định vị và dò tìm phương hướng.

Tàu có thể lặn sâu tối đa 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 120 ngày dưới biển. Còn trong những trường hợp cấp bách như xảy ra chiến tranh, tàu còn có khả năng hoạt động trong thời gian dài hơn nữa.

Về trang bị hạt nhân, cũng như các tàu ngầm nguyên tử khác, Typhoon được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có khả năng sản xuất được khoảng 190MW số điện. Mỗi lò phản ứng hạt nhân sẽ được đặt ở thân chính của tàu, cung cấp năng lượng cho các tuabin. Theo nhiều chuyên gia quân sự, lượng điện này đủ để cung cấp cho cả một thành phố cỡ vừa.

Tàu ngầm lớp Typhoon có trọng tải lên tới khoảng 30.000 tấn, dài 200m chiều dài, rộng 23 mét. Với kích thước này, tàu Typhoon được đánh giá là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo trên thế giới.

Về khí tài, hỏa lực, Typhoon được trang bị các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Tàu ngầm này có khả năng mang theo trên khoang tới 20 quả tên lửa đầu đạn hạt nhân với tầm bắn chiến lược lên tới gần 10.000km. Mỗi tên lửa được triển khai trên tàu ngầm Typhoon có khả năng mang theo mình 10 đầu đạn hạt nhân, với sức nổ ước khoảng 100-150 kiloton, tương đương với khoảng 100-150 nghìn tấn thuốc nổ, tức là gần khoảng 10 lần sức nổ của quả bom nguyên từ thả xuống Hiroshima ngày 6/8/1945 (13 kiloton).

Tàu ngầm Lớp Typhoon có 4 ống phóng ngư lôi 630mm và 2 ống phóng ngư lôi 533mm. Các khoang chứa ngư lôi nằm ở phần trên mũi tàu giữa các thân tàu. Các ống phóng ngư lôi còn có thể được sử dụng để rải thủy lôi.

Ngoài ra, Typhoon có khả năng tấn công 10 mục tiêu khác nhau chỉ với một cái ấn nút. Và với khoảng 150-200 đầu đạn hạt nhân được phóng đi trong một lần khai hỏa, đây thực sự là một cơn ác mộng đối với bất cứ kẻ địch nào

Với sức mạnh này, tàu ngầm Typhoon một khi “ra đòn” có thể san phẳng cả một vùng lạnh thổ rộng lớn, trở thành "cơn ác mộng kinh hoàng" của mọi kẻ thù.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News