Đột phá nấm sinh học có thể thắp sáng ngôi nhà của bạn

Tìm ra những phương pháp sạch để sản xuất điện năng là một ưu tiên của giới khoa học đang nóng lòng giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào các nhiên liệu hóa thạch.

Mới đây, một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố đã tìm ra phương pháp sản xuất năng lượng thân thiện với môi trường bằng cách dùng nấm và vi khuẩn.

Đột phá nấm sinh học có thể thắp sáng ngôi nhà của bạn
Cây nấm được gắn vi khuẩn cyanobacteria và mạch điện. (Ảnh: CNN).

Hãng CNN đưa tin các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Stevens ở bang New Jersey đã gắn một đám vi khuẩn cyanobacteria có khả năng giải phóng năng lượng lên trên một cây nấm khuy bình thường bằng công nghệ in 3D, cùng với các mạch điện.

Cyanobacteria phố biển trên mặt đất và đại dương, đặc biệt có thể biến ánh sáng thành năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Với việc vi khuẩn này không thể sống lâu trên các bề mặt nhân tạo, hai nhà nghiên cứu có tên Manu Mannoor và Sudeep Joshi đã sử dụng cây nấm để tối ưu hóa môi trường sống cho Cyanobacteria bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm. Kết quả, Cyanobacteria sống lâu hơn so với khi ở trên các bề mặt khác.

Họ cho biết nghiên cứu của họ chỉ ra khả năng "sự cộng sinh thiết kế" giữa các sinh vật và chất liệu không có sự sống, được mô tả là hai thế giới khác biệt.

"Những gì chúng tôi trình bày trên báo là cách tiếp cận sử dụng công nghệ in 3D đa chất liệu để tích hợp và liên tục hợp các thuộc tính "thông minh" của hai thế giới này - một là vi sinh vật sống sinh học và một là vật liệu nano không có sự sống”, ông Mannoor viết.

Nghiên cứu của họ - vừa được đăng trên tạp chí “Nano Letters” ngày 7/11 – có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng sạch trong bối cảnh gia tăng lo ngại về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, một cây nấm sinh học trên chỉ giải phóng một lượng điện nhỏ. Các nhà khoa học đang tìm cách kết nối nhiều cây nấm với nhau để đủ thắp sáng một chiếc đèn nhỏ. Bên cạnh đó, họ cũng nghiên cứu cách để nấm sinh học sản xuất dòng điện cao hơn, hữu dụng hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị vừa hấp thu ánh sáng Mặt Trời để tạo điện, vừa bắn thẳng nhiệt thừa ra ngoài vũ trụ

Thiết bị vừa hấp thu ánh sáng Mặt Trời để tạo điện, vừa bắn thẳng nhiệt thừa ra ngoài vũ trụ

Trái Đất nóng dần lên, ta bật điều hòa. Điều hòa chạy càng nhiều, bầu khí quyển Trái Đất lại bị ảnh hưởng, rồi lại nóng lên. Nóng quá, ta lại tìm tới cái điều hòa.

Đăng ngày: 15/11/2018
Thổ Nhĩ Kỳ thử thành công vũ khí điện từ nhanh hơn Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ thử thành công vũ khí điện từ nhanh hơn Mỹ

Theo Times of Israel, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử thành công vũ khí điện từ có thể bắn viên đạn nhanh hơn vũ khí cùng loại của Mỹ.

Đăng ngày: 13/11/2018
Thiết bị bay không người lái có thể tham gia cứu nạn trong tương lai

Thiết bị bay không người lái có thể tham gia cứu nạn trong tương lai

Drone hiện không phải điều gì quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh việc để có được những góc ảnh đẹp, bạn đã bao giờ nghĩ nó có khả năng… cứu nạn?

Đăng ngày: 13/11/2018
Khám phá những thiết bị công nghệ theo dõi giấc ngủ

Khám phá những thiết bị công nghệ theo dõi giấc ngủ

Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đặt thiết bị công nghệ khỏi phòng ngủ, nhưng điện thoại vẫn là công cụ hữu dụng nếu bạn muốn theo dõi giấc ngủ.

Đăng ngày: 13/11/2018
Elon Musk tiết lộ khả năng Tesla sẽ tham gia sản xuất xe đạp điện

Elon Musk tiết lộ khả năng Tesla sẽ tham gia sản xuất xe đạp điện

Xe đạp điện, phương tiện đi lại cơ động, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường đang sắp thành xu thế, khi ngay cả hãng Tesla cũng đang quan tâm đến việc sản xuất nó.

Đăng ngày: 12/11/2018
Có thể biến quần áo cũ thành vật liệu xây dựng có những tính năng đặc biệt

Có thể biến quần áo cũ thành vật liệu xây dựng có những tính năng đặc biệt

Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể biến quần áo cũ loại bỏ thành vật liệu xây dựng chống nước và lửa dùng trong xây dựng.

Đăng ngày: 10/11/2018
Sản xuất được tơ nhện nhân tạo nhẹ hơn bông, bền hơn thép

Sản xuất được tơ nhện nhân tạo nhẹ hơn bông, bền hơn thép

Công việc này do một nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington (Saint Louis, tiểu bang Missouri, Mỹ) thực hiện bằng cách sử dụng vi khuẩn để tổng hợp các protein của loại tơ nhện.

Đăng ngày: 09/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News