Đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, con người đang bào mòn nguồn oxy của Trái đất
Việc con người đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch để phục vụ cho sản xuất điện và các hoạt động đời sống đang vô tình khiến lượng oxy (O2) trong bầu khí quyển suy giảm mạnh.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, việc mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, quá trình hô hấp của con người, vật nuôi và số các vụ cháy đang tăng lên nhanh chóng đã trở thành tác nhân lớn nhất khiến mức oxy trong không khí giảm mạnh.
Ước tính, quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch đã chiếm từ 60-80% tổng lượng oxy tiêu thụ trong thế kỷ qua.
Oxy là một dưỡng khí không thể thiếu để duy trì sự sống trên Trái đất.
Như đã biết, quá trình hô hấp của con người và các loài vật liên tục tiêu thụ một lượng lớn oxy và thải ra CO2 trong bầu khí quyển. Bên cạnh đó, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh năng lượng cũng đòi hỏi cần có oxy để duy trì sự cháy. Vì vậy, không quá khi nói rằng oxy là một dưỡng khí không thể thiếu để duy trì sự sống trên Trái đất.
Các nhà khoa học ước tính, nồng độ oxy của thế giới sẽ giảm từ mức hiện tại là 20,946% xuống chỉ còn 20,825% nếu mức tiêu thụ oxy trong bầu khí quyển hàng năm tăng tới mức 100 tỷ tấn vào năm 2100.
Huang Jianping, trưởng nhóm nghiên cứu kêu gọi những người đứng đầu các nước, các nhà hoạt động môi trường và tất cả công dân toàn cầu cần có biện pháp quyết liệt hơn để chống lại đà suy giảm của oxy.
Sự sụt giảm lượng khí oxy này chưa phải là một mối đe dọa lớn tới sức khỏe con người.
Theo Huang, tuy sự sụt giảm lượng khí oxy này chưa phải là một mối đe dọa lớn tới sức khỏe con người ở thời điểm hiện tại, nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, chắc chắn môi trường sẽ xảy ra những sự biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.
Huang nhấn mạnh: "Chúng ta phải nỗ lực hơn để tăng sản lượng oxy và giảm mức tiêu thụ, chẳng hạn như thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, điều kiện then chốt nhất để có thể đảo ngược xu hướng này là sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia".
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Trung Quốc đã được đăng tải trên tạp chí Science Bulletin mới đây.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
