Nước biển sẽ dâng 60m nếu mọi nhiên liệu hoá thạch bị đốt cạn
Nếu con người không kiềm chế nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, hành tinh này sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển có thể dâng lên tới 60 mét.
Hết nhiên liệu hóa thạch, Trái đất sẽ chìm sâu trong nước biển
Đốt nhiên liệu hoá thạch là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và nhiều hậu quả khôn lường khác như: băng tan, bão tố, hạn hán, thời tiết cực đoan...
Tuy vậy, chính con người lại đang thúc đẩy quá trình khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của hơn 7 tỷ người.
Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra, nếu như loài người đốt hết số nhiên liệu hoá thạch còn lại của Trái Đất, chúng sẽ gây nên hiện tượng băng tan với tốc độ vô cùng mạnh mẽ ở Nam Cực. Mực nước biển dự kiến có thể dâng lên tới 30 mét vào cuối thiên niên kỷ này (năm 3000) và tăng lên gấp đôi, tức 60 mét trong vài nghìn năm sau.
Tác giả chính của nghiên cứu, ông Ken Caldeira, thuộc Viện khoa học Carnegie (Mỹ), cho biết: "Nếu chúng ta không ngừng việc phát thải CO2 vào bầu trời, những vùng đất đang là nơi ở của hơn một tỷ người một ngày nào đó sẽ nằm dưới nước biển".
Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Science Advances. Đây là nghiên cứu đầu tiên tạo nên một mô hình thể hiện sự tác động của việc đốt nhiên liệu hóa thạch lên trên toàn bộ dải băng Nam Cực.
Chiều hướng khí thải làm giảm độ dày lớp băng ở Nam Cực (hiện đang dày tới 3km).
Theo nghiên cứu, có khoảng 10 nghìn tỷ tấn carbon tồn tại trong các nhiên liệu hoá thạch như than, dầu, và khí đốt. Với tốc độ tiêu thụ hiện tại, sẽ có khoảng 6 - 8% trong số chúng được phát thải trong 60 - 80 năm tới. Điều này sẽ gây nên hiện tượng bất ổn tại dải băng vùng Tây Nam Cực.
Theo đồng tác giả Anders Levermann đến từ Viện Potsdam chuyên về nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu cho biết, dải băng ở Tây Nam Cực đã bắt đầu chuyển sang trạng thái tan chảy không kiểm soát.
Tuy nhiên, Levermann khẳng định rằng, nếu như không muốn các thành phố ven biển như Tokyo, Hồng Kông, Thượng Hải, Calcutta, Hamburg và New York phải chịu cảnh bị nước biển nhấn chìm, con người cần phải dồn hết sức bảo vệ cho dải băng Đông Nam Cực.
Trong nhiều năm gần đây, các nhà khoa học đều đặt mục tiêu chỉ tăng 2 độ C trước cuối thế kỷ này cho toàn bộ nhân loại. Điều đó có nghĩa, con người cần kiểm soát hiện tượng ấm lên của Trái Đất không vượt quá 2 độ C, cùng với đó duy trì mực nước biển dâng lên ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên nếu như nhiệt độ Trái Đất vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới thì sẽ thật khó để tưởng tượng được hết về những tác động khủng khiếp của nó tới loài người.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
