Dù mệnh danh là "vua đồng cỏ", vì sao sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi?

Sư tử được mệnh danh là "vua đồng cỏ". Chúng là loài săn mồi hàng đầu trên những vùng thảo nguyên rộng lớn ở châu Phi.

Con mồi của "nhà vua" bao gồm linh dương, trâu rừng và thậm chí cả những con voi châu Phi khổng lồ. Tuy nhiên, trong chuỗi thức ăn phức tạp của vùng hoang dã châu Phi, khỉ đột hiếm khi trở thành con mồi của sư tử.

Vậy tại sao ít người nghe nói đến việc sư tử tấn công khỉ đột? Để giải đáp được câu hỏi này, trước hết cần hiểu về đặc điểm và tập tính của 2 loài này.

1. Tập tính của "nhà vua"

Sư tử chủ yếu sống ở môi trường thảo nguyên (đồng cỏ) rộng lớn ở châu Phi cận Sahara. Chúng là một trong những loài mèo mạnh mẽ nhất trên đồng cỏ châu Phi. Chúng là loài động vật chuyên ăn thịt.

Dù mệnh danh là vua đồng cỏ, vì sao sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi?
Sư tử thường sống theo nhóm như một gia đình. 

Sư tử có bộ lông ngắn và rậm rạp, màu xám nhạt và hơi vàng, điều này giúp ngụy trang một phần khi rình mồi. Cấu trúc cơ thể của chúng nhỏ gọn, các chi dày và khỏe, chúng rất giỏi chạy và rượt đuổi. Những móng vuốt sắc nhọn của chúng luôn sẵn sàng vồ lấy và xé xác con mồi.

Thói quen sinh hoạt của sư tử rất độc đáo. Chúng thường sống theo nhóm như một gia đình. Một nhóm sư tử bao gồm nhiều thế hệ sư tử cái liên tiếp, ít nhất có một con sư tử đực trưởng thành và một số sư tử con đang lớn có ý thức mạnh mẽ về lãnh thổ. Ở chúng, tập tính bảo vệ lãnh thổ cực cao. Mỗi nhóm có từ 8 đến 30 con sư tử chiếm một vùng lãnh thổ cố định.

Nhờ sống theo bầy đàn nên tỉ lệ hợp tác để săn mồi thành công giữa sư tử là rất cao. Khả năng phối hợp đồng đội của chúng rất tốt. Chúng biết cách chọn phương pháp săn mồi phù hợp nhất tùy theo đặc điểm khác nhau của con mồi và điều kiện môi trường.

Trên lục địa nóng bỏng của châu Phi, chúng bảo tồn năng lượng bằng cách nghỉ ngơi. Khi con mồi xuất hiện, chúng sẽ săn mồi với tốc độ và tinh thần đồng đội đáng kinh ngạc.

Dù mệnh danh là vua đồng cỏ, vì sao sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi?
Trâu rừng châu Phi là đối tượng thường xuyên bị sư tử săn đuổi. 

Mỗi con sư tử trưởng thành đều là một thợ săn giỏi. Trong đó, sư tử đực trưởng thành đóng vai trò chủ chốt trong việc săn mồi và chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi và vây bắt con mồi. Đồng thời, các thành viên khác trong đàn sư tử duy trì sự phối hợp chặt chẽ, bám sát, tìm kiếm thời điểm thích hợp và tung đòn chí mạng vào những bộ phận trọng yếu của con mồi với tốc độ cực nhanh.

Sư tử nghỉ ngơi một thời gian dài sau khi ăn, hệ thống tiêu hóa của chúng cần thời gian để xử lý bữa ăn chứa toàn protein. Vì vậy chúng nghỉ ngơi trong bóng râm hầu hết thời gian trong ngày để giảm tiêu thụ năng lượng và thoát khỏi cái nóng.

Trong thời gian nghỉ ngơi, sư tử con học kỹ năng săn mồi, sẵn sàng cho những trận săn mồi tốc độ trong tương lai.

2. Tập tính của "họ hàng gần nhất với người"

Khỉ đột (Gorilla) là một trong những họ hàng gần nhất còn sống với con người; cả hai nhóm đều có chung tổ tiên cách đây khoảng 10 triệu năm. Vì có chung tổ tiên trong quá trình tiến hóa nên bộ gene của chúng giống con người đến 98%.

Mặc dù cả hai đã đi theo những con đường riêng biệt trong quá trình tiến hóa, con người và khỉ đột vẫn có nhiều đặc điểm sinh học và hành vi giống nhau, bao gồm một số hành vi xã hội phức tạp và phương thức giao tiếp độc đáo.

Dù mệnh danh là vua đồng cỏ, vì sao sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi?
Khỉ đột là một trong những họ hàng gần nhất còn sống với con người.

Khỉ đột hoang dã chủ yếu sinh sống trong các khu rừng rậm ở Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo ở Đông Phi; và Cộng hòa Congo, Gabon, Cameroon, Guinea Xích đạo và Nigeria ở Trung và Tây Phi.

Cơ thể của khỉ đột được bao phủ bởi lớp lông đen dày, khuôn mặt đầy nếp nhăn, đôi mắt trũng sâu, mõm nhô ra và răng nanh phát triển tốt. Khỉ đột đực thường nặng từ 130 đến 180 kg, và có thể đạt chiều cao khoảng 1,7 mét. Con cái nặng bằng một nửa.

Nhìn chung, loài này to lớn và cường tráng, sức mạnh cơ bắp lớn hơn con người gấp 5 lần. Chúng giỏi leo trèo, có thể đi thẳng, thích đu mình trên cây, sẽ đấm ngực và la hét để phô trương sức mạnh. Khác với sư tử, khỉ đột là động vật ăn tạp, chúng tiêu thụ cỏ, ăn lá, rễ, quả và đôi khi ăn một số loài giàu protein như côn trùng hoặc kiến.

Khỉ đột hoạt động vào ban ngày và chủ yếu sống trên cạn. Chúng thường đi lại bằng cả bốn chân với một phần trọng lượng được nâng đỡ bằng các đốt ngón tay.

Khỉ đột là động vật có tính xã hội cao, thường là một nhóm bao gồm một con đực trưởng thành, một số con cái và khỉ đột con. Khỉ đột đực trưởng thành là thủ lĩnh của nhóm và chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ sự an toàn của nhóm và duy trì trật tự trong nhóm, bao gồm cả việc chống đỡ những con khỉ đột đực khác bảo vệ cả đàn khỏi bị thú dữ tấn công.

Những kẻ xâm nhập có thể phải đối mặt với con khỉ đột lưng bạc đầu đàn to lớn, hung dữ. Biểu hiện của sự đe dọa kẻ thù là đập ngực, kêu to hoặc lao nhanh về phía kẻ xâm nhập.

Các nhóm khỉ đột không cố định và khỉ đột đực trẻ có thể rời nhóm khi chúng trưởng thành rồi thành lập nhóm riêng hoặc gia nhập các nhóm khác.

3. Vậy sư tử có ăn thịt khỉ đột không?

Câu trả lời đơn giản là KHÔNG hoặc HIẾM KHI vì sư tử và khỉ đột thường không sống ở cùng một nơi. Sư tử sống ở thảo nguyên rộng lớn, trong khi khỉ đột sống trong rừng rậm. Rất hiếm khi sư tử và khỉ đột đụng độ nhau.

Dù mệnh danh là vua đồng cỏ, vì sao sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi?
Sư tử hiếm khi săn khỉ đột vì hường không sống ở cùng một nơi. 

Kẻ thù thực sự của khỉ đột đến từ báo hoa mai, báo đốm và trăn khổng lồ.

Trong trường hợp cả hai giáp mặt, một con sư tử đực trưởng thành có thể tấn công một con khỉ đột nếu con khỉ đột ở một mình, nhưng điều này cũng hiếm khi xảy ra. Thông thường, sư tử thích săn những loài động vật dễ bắt hơn như linh dương và ngựa vằn.

4. Giả sử sư tử và khỉ đột giao đấu, kẻ nào thắng?

Do phạm vi sinh sống và hoạt động của sư tử và khỉ đột hầu như không 'đụng chạm' nhau nhưng nếu nhốt cả hai con đực to lớn vào chuồng lớn thì kẻ nào giành chiến thắng?

Để có câu trả lời một cách tương đối cho tình huống này, hãy cùng phân tích các điểm sau:

Kích thước

Một con sư tử trưởng thành nặng từ 130 kg đến 250 kg, nhỉnh hơn một chút so với một con khỉ đột trưởng thành.

Tốc độ

Không hổ danh là "Vua đồng cỏ", sư tử sở hữu tốc độ rất nhanh. Chúng có thể chạy với vận tốc 48 km/giờ (tương đương 13 mét mỗi giây). Nhỉnh hơn so với một con khỉ đột nhanh nhất. Khỉ đột có thể chạy với tốc độ 40 km/giờ (11 mét/giây) nhưng chúng có thể bị tấn công khi đang chạy.

Sức cắn

Sư tử và khỉ đột sử dụng những cú cắn mạnh để làm tổn thương kẻ thù khi chúng chiến đấu. Mặc dù sư tử nổi tiếng là loài săn mồi, nhưng cú cắn của chúng không mạnh như nhiều người nghĩ, khoảng 650 pound trên inch vuông (PSI), tương đương với lực cắn của một con chó lớn. Cú cắn mạnh nhất đạt 1000 PSI.

Khỉ đột cắn và xé nát những cây lớn bằng lực cắn mạnh tới 1300 pound trên inch vuông (PSI) - trung bình gấp đôi lực cắn của sư tử. Tuy nhiên, răng của sư tử dài hơn gấp đôi và sắc hơn răng của khỉ đột và có thể chọn vị trí trọng yếu của con mồi để cắn.

Sự thông minh/Kinh nghiệm

Khỉ đột thông minh hơn các loài động vật khác. Nhưng chúng sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng trí thông minh của mình để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tốc độ vì phải đối mặt với rất nhiều vấn đề.

Trong một cuộc chiến, chúng có thể nhặt đồ và ném vào sư tử, nhưng điều đó có thể không giúp ích được gì nhiều. Sư tử đủ thông minh để lên kế hoạch tấn công kẻ thù, chờ thời điểm thích hợp để ra đòn. Khỉ đột thông minh, nhưng sư tử giỏi hơn trong việc sử dụng trí thông minh của mình để hạ gục con mồi.

Tiểu kết: Sức mạnh tổng thể/Hiệu quả chiến đấu

Khỉ đột có thể thể hiện khả năng tự vệ và kỹ năng chiến đấu đáng kinh ngạc khi đối mặt với các mối đe dọa. Nếu như sức mạnh của khỉ đột phần lớn đến từ cơ bắp (cánh tay rất khỏe), lực cắn mạnh thì sức mạnh của sư tử đến từ bộ hàm sắc nhọn, móng vuốt dài tới 4cm đầy uy lực cùng sự tinh khôn trong săn mồi.

Về kinh nghiệm chiến đấu, sư tử có thừa. Sống trong môi trường thảo nguyên rộng lớn, khi thức ăn khan hiếm, chúng phải thích nghi và buộc phải sống sót. Ở chúng, ý chí chiến đấu và sinh tồn rất mạnh mẽ.

Mặt khác, khỉ đột chủ yếu tiêu thụ thức ăn thực vật, tập trung các hoạt động hàng ngày vào việc kiếm ăn và giao tiếp xã hội, đồng thời thiếu kinh nghiệm săn bắt và đối đầu như sư tử. Thêm nữa, khỉ đột tấn công chủ yếu bằng cách đẩy hoặc đánh đối thủ bằng tay. Vì vậy, xét về ý chí chiến đấu và kinh nghiệm, khỉ đột nhìn chung không mạnh mẽ như sư tử.

Với những phân tích trên, sư tử vượt trội hơn khỉ đột và có thể giành chiến thắng nếu hai loài đối đầu nhau. Tất nhiên, thực tế khó có thể phân định được kẻ nào hạ đo ván kẻ nào.

Dẫu vậy, sư tử đủ tinh khôn để tránh săn khỉ đột vì khỉ đột rất khỏe. Thay vào đó, "vua đồng cỏ" tập trung thời gian hạ gục những con mồi dễ dàng hơn và phổ biến hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao Trung Quốc không thể sản xuất vòng bi cao cấp?

Tại sao Trung Quốc không thể sản xuất vòng bi cao cấp?

Vòng bi, được mệnh danh là " trái tim của máy móc", đóng vai trò thiết yếu trong hầu hết các thiết bị cơ khí hiện đại.

Đăng ngày: 14/07/2024
Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?

Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?

Thành Cát Tư Hãn, vị anh hùng Mông Cổ lừng danh, đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu trong thế kỷ 13, tạo nên một đế chế rộng lớn chưa từng có.

Đăng ngày: 14/07/2024
Vì sao cô gái thản nhiên bơi giữa đàn cá mập mà không sợ bị cắn?

Vì sao cô gái thản nhiên bơi giữa đàn cá mập mà không sợ bị cắn?

Chùm ảnh cô gái sinh năm 1995 thản nhiên lặn xuống vùng nước sâu và bơi giữa nhiều loài cá mập khác nhau khiến cộng đồng mạng thích thú.

Đăng ngày: 12/07/2024
Vì sao tiêm vaccine vẫn nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Vì sao tiêm vaccine vẫn nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Các chuyên gia cho biết một số ít người tiêm vaccine bạch hầu không đủ liều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh, do miễn dịch suy giảm theo thời gian.

Đăng ngày: 12/07/2024
Tại sao phải phun cát xuống đường ray khi tàu đang chạy?

Tại sao phải phun cát xuống đường ray khi tàu đang chạy?

Có thể bạn đã từng thắc mắc rằng tại sao khi tàu hỏa di chuyển, các hạt cát lại được phun xuống đường ray.

Đăng ngày: 12/07/2024
Vì sao nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai khi ra ngoài không gian?

Vì sao nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai khi ra ngoài không gian?

Việc nữ phi hành gia lên tàu vũ trụ bay vào không gian đã từng bị hạn chế do những khác biệt về mặt sức khỏe so với nam giới.

Đăng ngày: 11/07/2024
Tại sao người xưa tin rằng không thể giết được chồn? Nghiên cứu khoa học cho thấy thực sự không thể giết chúng!

Tại sao người xưa tin rằng không thể giết được chồn? Nghiên cứu khoa học cho thấy thực sự không thể giết chúng!

Trong lịch sử và văn hóa dân gian, chồn thường được xem là một loài vật bí ẩn và đáng sợ, đôi khi còn bị coi là kẻ thù của con người, đặc biệt là trong các cộng đồng nông nghiệp.

Đăng ngày: 11/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News