Dùng chất thải hạt nhân tạo ra viên pin 28.000 năm không cần sạc

Sử dụng chất thải hạt nhân, một công ty tuyên bố có thể tạo ra viên pin dùng được trong 28.000 năm mà không cần sạc.

Công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB) có trụ sở tại Mỹ đã phát triển loại pin có thể hoạt động trong 28.000 năm chỉ với một lần sạc, gọi là pin nano kim cương.

Theo The Next Web, viên pin này hoạt động giống như máy phát điện, sử dụng chất phóng xạ còn sót lại từ lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng.

Dùng chất thải hạt nhân tạo ra viên pin 28.000 năm không cần sạc
Sử dụng chất thải hạt nhân, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra viên pin hoạt động trong 28.000 năm mà không cần sạc. (Ảnh: Futurism).

Đây được xem là giải pháp sử dụng hiệu quả bởi nếu không được xử lý đúng cách, các khối phóng xạ rất nguy hiểm, khó bảo quản an toàn.

NDB đã tinh chế các khối than chì phóng xạ để tạo ra lớp kim cương từ đồng vị carbon 14, được phủ trong lớp kim cương khác làm từ carbon 12 để bảo vệ vật liệu phóng xạ.

Theo NDB, cấu trúc này có thể được áp dụng cho các loại pin thông dụng như AA, AAA… Do pin nằm trong một lớp kim cương không phát xạ. Bức xạ sẽ được hấp thụ nên người dùng có thể yên tâm về độ an toàn.

Trong một số ngành công nghiệp như xe điện, pin là yếu tố quan trọng nhất bởi nó thường ảnh hưởng tuổi thọ của xe.

Công nghệ pin sử dụng chất thải hạt nhân được cho sẽ mang lại hữu ích trong ngành công nghiệp xe điện, hoặc những thiết bị cần hoạt động liên tục như máy tạo nhịp tim. NDB cho biết có thể cải tiến công nghệ để tạo ra những viên pin phù hợp cho xe điện với tuổi thọ lên đến 90 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỷ lục tốc độ internet có thể tải hàng nghìn phim chưa đầy 1 giây

Kỷ lục tốc độ internet có thể tải hàng nghìn phim chưa đầy 1 giây

Hãy tưởng tượng rằng chúng ta có thể tải xuống toàn bộ thư viện Netflix hay hàng nghìn bộ phim chất lượng cao chỉ trong vòng chưa đầy một giây.

Đăng ngày: 25/08/2020
Các nhà khoa học chế tạo thành công ổ cứng máy tính làm từ lụa tơ tằm

Các nhà khoa học chế tạo thành công ổ cứng máy tính làm từ lụa tơ tằm

Ổ cứng được phát triển bằng protein fibroin trong tơ tằm tự nhiên, khả năng lưu trữ và bảo vệ các thông tin DNA sinh học lên tới 64 GB/inch vuông.

Đăng ngày: 24/08/2020
Công nghệ mới cải thiện khả năng học ngoại ngữ

Công nghệ mới cải thiện khả năng học ngoại ngữ

Nghiên cứu của các nhà sinh học thần kinh ở ĐH Pittsburgh và ĐH California (Mỹ) cho thấy, công cụ giống như chiếc tai nghe do ĐH California phát triển, có thể cải thiện đáng kể khả năng học ngoại ngữ của người sử dụng.

Đăng ngày: 22/08/2020
Chế tạo thành công robot cực nhỏ đầu tiên chạy bằng cồn

Chế tạo thành công robot cực nhỏ đầu tiên chạy bằng cồn

Khác với hầu hết các robot hiện đại hoạt động bằng điện, mẫu robot mới sử dụng nhiên liệu lỏng methanol. Với kích thước nhỏ, robot có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ phức tạp trong thực tế.

Đăng ngày: 21/08/2020
Chỉ với một lần in, máy in 3D lớn nhất Châu Âu vừa cho

Chỉ với một lần in, máy in 3D lớn nhất Châu Âu vừa cho "ra lò" nguyên một ngôi nhà 2 tầng rộng 90m2

Được mệnh danh là máy in 3D lớn nhất Châu Âu nhờ kích thước 10 m x 10 m, BOD2 hoạt động theo cơ chế tương tự các máy in 3D có kích thước nhỏ.

Đăng ngày: 21/08/2020
Từ sầu riêng tới kim cương: những vật liệu không tưởng có thể thay thế công nghệ pin li-ion

Từ sầu riêng tới kim cương: những vật liệu không tưởng có thể thay thế công nghệ pin li-ion

Các nhà khoa học đang tìm nhiều cách để thay thế pin li-ion, và một ứng viên sáng giá lại làm từ loại quả nặng mùi nhất trên Trái Đất: sầu riêng.

Đăng ngày: 20/08/2020
Nằm nhà xem phim cũng tiêu tốn năng lượng tương đương chạy xe

Nằm nhà xem phim cũng tiêu tốn năng lượng tương đương chạy xe

Cho dù chỉ nằm tại nhà xem phim trực tuyến, bạn cũng tiêu thụ mức năng lượng khá lớn.

Đăng ngày: 19/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News