Dùng lá chà là làm sạch nước thải y tế
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Sultan Qaboos (Vương quốc Oman) đã đề xuất ngành sản xuất chà là (loài cây thuộc họ Cọ) đừng vứt lá đi mà hãy dùng để xử lý nước thải, đặc biệt là là nước thải của các cơ sở y tế. Theo họ, những chiếc lá của cây này có thể hấp thụ bất cứ hoá chất độc hại nào trong nước thải.
Theo kế hoạch, vào đầu năm 2013 Vương quốc Oman sẽ thực hiện một dự án về các phương pháp xử lý nước do các bệnh viện thải ra. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm kiếm các công nghệ và phương pháp mới để biến nước thải thành nước có thể uống được.
Cây chà là có thể sử dụng để làm sạch nước thải y tế. (Ảnh minh họa)
Thông thường trong các bộ lọc nước thải người ta sử dụng than hoạt tính. Nhóm các nhà nghiên cứu Oman do giáo sư Saeed al-Shafei đứng đầu cho rằng loại than làm bằng cách đehydrat hoá lá chà là bằng axit sunfuric ở nhiệt 170 độ C thu được hiệu quả cao hơn nhiều so với bất cứ loại than hoạt tính thông thường nào. Không những thế, việc sản xuất ra “than từ lá chà là” lại rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn những sản phẩm bán trên thị trường một vài lần.
Theo ghi nhận của giáo sư al-Shafei, than làm từ lá chà là không chỉ khử được hoàn toàn dư lượng các chất màu và các dược phẩm ở dạng vết, mà còn loại bỏ được các kim loại nặng độc hại.
Cần lưu ý rằng giáo sư al-Shafei trong 12 năm liên tục đã đi sâu vào nghiên cứu các chất hấp thụ “xanh” (tức những sản phẩm đi từ các chất có trong thiên nhiên không độc hại) và chính ông đã từng phát hiện ra phế liệu từ nhiều loại cây trồng như hạt ô-liu, vỏ trấu cua thóc đều có thể sử dụng được để làm sạch nhiều loại chất ô nhiễm khác nhau.
Trong số nguồn nguyên liệu này, lá chà là cho sản phẩm tốt nhất và đang bị bỏ phí vì không biết dùng làm gi trong khi các nước Trung Đông đều đang phát triển mạnh sản lượng quả chà là được thế giới rất ưa chuộng.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
