Dùng lớp màng sinh học làm sạch độc tố trong quá trình tái chế cát dầu
Các nhà sinh vật học làm việc tại Đại học Calgary và các kỹ sư tại Đại học Alberta, Canada, trong khuôn khổ dự án nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước (bởi các độc tố và kim loại) trong quá trình khai thác và tái chế cát dầu.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các màng sinh học để làm sạch các độc tố từ nguồn nước thải sau quá trình xử lý cát dầu (là hỗn hợp tự nhiên của: cát, đất sét và các khoáng chất khác), thành nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu để sản xuất ra xăng và dầu diesel. Cát dầu được tìm thấy với trữ lượng lớn ở Venezuela, Mỹ và Nga, trong đó, trữ lượng cát chứa dầu Athabasca lớn nhất được tìm thấy ở Alberta, Canada.
Nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Raymond Turner (Đại học Calgary), đang tích cực phát triển các màng sinh học và tiến hành các bước kiểm tra trong các lò phản ứng sinh học, tại Phân Khoa Kỹ thuật dân dụng và Môi trường, Đại học Alberta, Canada.
"Bằng cách thay đổi các điều kiện phát triển và phơi bày các màng sinh học trong các cấp độ nước ô nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể chọn lọc và thao tác các màng sinh học (có các hoạt động trao đổi chất và đặc điểm thỏa yêu cầu)", Turner cho biết.
Mục tiêu cuối cùng, xây dựng nhà máy xử lý và làm sạch nguồn nước thải (trong giai đoạn cuối của hoạt động tái chế cát dầu) trước khi thải ra các hệ thống sông suối trong tự nhiên.