Dùng mật ong phát hiện độc tố trong không khí sân bay

Hệ thống theo dõi chất lượng của không khí xung quanh 8 sân bay ở Đức đang được giám sát dưới sự giúp đỡ của những con ong. Trong đó, mật ong dùng để kiểm tra độc tố có trong không khí.

Trong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng những con ong nhằm giám sát tình trạng môi trường xung quanh những sân bay. Ngoài ra, loại côn trùng này cũng được dùng cho việc giám sát chất lượng nước ở một vài khu vực.

Mật ong được chúng sản xuất ở sân bay sẽ dùng để kiểm tra hàm lượng kim loại nặng và các chất hydro carbon trong phòng thí nghiệm hai lần một năm. Trong tương lai, quá trình này cũng được tiến hành tại những khu vực phi công nghiệp.

Volker Liebig, một nhà hóa học thuộc phòng thí nghiệm Orga đã kiểm tra những mẫu vật phẩm và cho biết, cần phải có nhiều thông tin và thời gian dài mới có thể đưa ra được kết luận chính xác về tác dụng của mật ông. Tuy nhiên, ông cho biết rằng kết quả sơ bộ mang lại đầy hứa hẹn.

Peter Nengelke, quản lý của Sân bay quốc tế Düsseldorf cho biết: “Qua phân tích đợt mẫu mật ong đầu tiên của năm nay, thu hoạch từ khoảng 200.000 con ong, chúng tôi phát hiện ra sự tồn tại của lượng độc tố vượt quá mức quy định. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả từ các năm trước khi chúng tôi tiến hành hệ thống giám sát ong năm 2006”. Trong khi đó, chất lượng không khí tại hầu hết các sân bay vẫn được theo dõi bằng nhiều cách truyền thống. 

Sử dụng ong để giám sát môi trường không khí tại sân bay là một cách dễ dàng và thuận tiện, thân thiện với môi trường.


Ô nhiễm tại các sân bay bắt nguồn từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm máy bay, ô tô, xe buýt và các ngành công nghiệp liên quan đến máy bay.

Hiện nay trên khắp thế giới, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, cơ quan của Liên Hiệp Quốc đóng vai trò kiểm tra sự giám sát chất lượng không khí xung quanh các sân bay một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Việc giảm thiểu ô nhiễm đạt được thành công bằng việc phát triển hệ thống động cơ máy bay và các loại phương tiện hỗ trợ mặt đất an toàn với môi trường hơn. Mặc dù vậy đây vẫn là tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì các thành phần thải ra luôn có chì, ultrafine...

Những ảnh hưởng từ các phân tử ultrafine-các hạt chất có đường kính nhỏ hơn 100 nanomet, đặc biệt nguy hiểm vì có thể thâm nhập sâu vào ngóc ngách của hệ hô hấp, gây tổn thương mô. Hiện nay, lượng phát thải loại phân tử vẫn chưa được quy định ở Mỹ, nhưng ở các nước Châu Âu đã có giới hạn cho lượng khí thải hạt ultrafine của các loại xe phát thải loại chất này.

Những con ong tại sân bay quốc tế Düsseldorf được những người nuôi ong địa phương chăm sóc và chúng cảnh báo về mức độ ô nhiễm cho các cơ quan bảo vệ môi trường như một giải pháp đơn giản, hữu ích.

Nguồn: Physorg

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News