Dùng muỗi để diệt sốt xuất huyết
Malaysia đang cân nhắc việc tung ra những con muỗi biến đổi gene làm vũ khí trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết.
Muỗi Aedes gây nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ảnh: Wikipedia
Trong thử nghiệm đầu tiên thuộc loại này ở châu Á, sẽ có 2.000 đến 3.000 con muỗi đực Aedes (loại gây bệnh sốt xuất huyết, vàng da và giun chỉ) được thả ra hai bang của Malaysia vào tháng 10 và 11, AFP cho hay.
Những con muỗi đực này đã được biến đổi gene sao cho con cái của chúng sẽ chết nhanh chóng, điều đó giúp giảm số lượng muỗi trong môi trường, các nhà khoa học hy vọng. Nếu số muỗi giảm mạnh, dần dần sự sống của loài côn trùng gây sốt xuất huyết này sẽ tiêu vong.
Tổ chức y tế thế giới ước tính mỗi năm trên trái đất có 50 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết. Trong những thập niên gần đây, con số ca nhiễm ngày càng tăng do tình trạng đô thị hóa nhanh, phương tiện di chuyển phát triển khiến cho virus lây lan dễ dàng.
Tiến trình thử nghiệm sắp tới là kết quả nghiên cứu của Malaysia từ năm 2006.
Tuy nhiên một số nhà môi trường không ủng hộ dự án này. Họ cho rằng muỗi biến đổi gene chưa chắc ngăn được sốt xuất huyết, hơn nữa có thể gây những nguy hại khôn lương.
"Một khi anh đã thả muỗi biến đổi gene vào môi trường, anh không còn kiểm soát được chúng nữa và chúng có thể gây nhiều phiền toái", Gurmit Singh, giám đốc trung tâm Môi trường Công nghệ và Phát triển Malaysia nói.
Virus sốt xuất huyết thường tồn tại ở các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là vùng đô thị và bán đô thị. Nó có mặt ở hơn 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
