Dung nham nuốt chửng nhà dân ở Hawaii

Nhiều người trong ngôi làng Pahoa ở Hawaii, Mỹ, đã phải bỏ chạy bởi dòng dung nham núi lửa, để lại những ngôi nhà đang là mục tiêu của bọn trộm cướp.

>>> Sông lửa xuất hiện tại Hawaii
>>> Hồ dung nham khổng lồ trên núi lửa Kilauea

Terradaily cho biết dòng dung nham có nguồn gốc từ ngọn núi lửa Kilauea đốt cháy tất cả mọi thứ trên đường đi của nó. Chỉ trong ngày 28/10, dòng dung nham đã tiến thêm 82m và tiếp tục di chuyển về hướng ngôi làng Pahoa, một khu vực nông thôn phía đông quần đảo Hawaii, Mỹ.

Đến nay, dòng dung nham có dấu hiệu chảy chậm lại, còn khoảng 5m mỗi giờ. Hầu hết mọi người đã bỏ trống ngôi nhà của họ và di chuyển ra xa khu vực nguy hiểm, chỉ còn một vài người ở lại.


Dung nham núi lửa tiến vào ngôi làng Pahoa trên hòn đảo Big Island, Hawaii. (Ảnh: Terradaily/AFP)

"Tội phạm đang bắt đầu hoành hành vì rất nhiều người bỏ nhà đi di tản. Những tên trộm lái xe xung quanh và đột nhập vào trong nhà, đôi khi nhiều hơn một lần. Hai ngôi nhà của anh em rể tôi đã bị trộm", CNN dẫn lời Matt Purvis, chủ sở hữu tiệm bánh mì Tin Shack Bakery trên đảo Big Island, Hawaii nói.

"Dòng chảy di chuyển theo hướng đông bắc và đã tiến vào một khu nhà tư nhân", lực lượng Phòng vệ Dân sự ở hạt Hawaii thuộc tiểu bang cùng tên cho biết.

Sau khi dòng dung nham tiến vào ngôi làng Pahoa, người dân rất lo lắng và liên tục cầu nguyện để nó không tiếp tục phá hủy các thị trấn nhỏ khác.

Người đứng đầu hạt Hawaii, Billy Kenoi, tháng trước ban bố tình trạng khẩn cấp do dòng nham thạch chỉ còn cách khu dân cư Ka'ohe Homesteads khoảng 1,6km.

Cuối tuần qua, thống đốc bang Hawaii Neil Abercrombie đã đề nghị tổng thống tuyên bố thảm họa nhằm giải phóng ngân sách liên bang, giúp đỡ địa phương đưa ra các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

Dòng dung nham núi lửa Kilauea bắt đầu đe dọa thị trấn Pahoa từ ngày 27/6. Núi lửa Kilauea phun trào liên tục từ năm 1983 cho đến nay, dung nham của nó chảy xuống phía nam và đổ vào đại dương. Tuy nhiên, trong hai năm qua nó lại chảy theo hướng đông bắc về phía Pahoa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News