Dùng ong thay chó béc giê
Tận dụng khứu giác nhạy bén của ong, công ty Inscential của Mỹ thiết kế máy VASOR phát hiện mùi, ứng dụng trong an ninh, y tế, xây dựng, lương thực...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khứu giác ong nhạy tương đương với chó, có thể phát hiện nhiều loại mùi trong môi trường. Bản năng của chúng là thò vòi ra khi ngửi thấy mùi chúng thích. Năm 1999, chương trình Hệ thống điều khiển sinh thái học thuộc Cơ quan Nghiên cứu phòng thủ bậc cao (DARPA) của Mỹ tài trợ chương trình đào tạo ong phát hiện các loại mìn được chôn dưới đất.
Ong đưa vòi ra để cảm nhận mùi
Năm 2010, ong được đào tạo trong nhiều lĩnh vực hơn: an ninh, thuốc men, lương thực, xây dựng... Việc huấn luyện ong cũng giống như cách làm năm 1999, nhưng sử dụng công nghệ phức tạp hơn với chi phí thấp.
Inscential phát triển một thiết bị cảm ứng độc đáo, kết hợp khả năng sinh học của loài ong mật trong tìm kiếm mùi nhằm chuyển phản ứng của ong thành tín hiệu điện. Thiết kế cầm tay đầu tiên này có tên gọi VASOR136, có khả năng dò tìm mùi rất đa dạng.
VASOR136 gồm 136 khoang, mỗi khoang chứa 1 con ong. Trong mỗi khoang còn chứa màn lọc khí nhằm đảm bảo luồng không khí sạch cho ong.
Khi người dùng ấn nút trên VASOR, bộ phận lọc trong thiết bị ngừng hoạt động, luồng khí môi trường được đưa vào bên trong. Với những con ong đã được huấn luyện, hình thành phản xạ có điều kiện, chúng sẽ thò vòi ra khi ngửi thấy một mùi nhất định. Phản xạ có điều kiện này được gọi tắt là PER. Tiếp theo đó, phản ứng được chuyển mã thành kết quả hiện trên màn hình của thiết bị cầm tay.
VASOR có các khoang chứa ong và thiết bị chuyển tín hiệu khi ong phát hiện mùi
Công ty đang tiến hành những bước phát triển mới trong đào tạo ong, tăng khả năng phát hiện mùi của mỗi con. Theo công bố mới nhất, VASOR có thể phát hiện tới 36 loại mùi.
Ứng dụng của VASOR đặc biệt hữu ích trong kiểm tra an ninh ở sân bay, khi mà chi phí thấp hơn nhiều so với việc sử dụng 36 chó nghiệp vụ hay những công nghệ an ninh khác nhưng lại kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa các mối đe doạ tiềm tàng.
Ngoài ra, VASOR cũng có thể được ứng dụng để phát hiện bệnh tật (trong đó có ung thư) ở người và động vật, sự phát triển của vi khuẩn trong thức ăn, hay phát hiện những phần gạch bở của các tòa nhà...

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
