Dùng robot để nghiên cứu cá voi sắp tuyệt chủng

Hai robot dưới nước đã được trang bị thiết bị để dò tìm tiếng kêu của 9 con cá voi đầu bò đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng ở Vịnh Maine (Mỹ) vào tháng trước.

Theo thông tin từ Viện Woods Hole Oceanographic (WHOI) ở Massachusetts, loài cá voi lựa chọn vịnh này để giao phối trong khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau.

Kết quả tìm kiếm đã được báo cáo lên Hiệp hội nghề cá Mỹ (Fisheries service) thuộc Cơ quan Hải dương học và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), hiệp hội chịu trách nhiệm bảo vệ loài động vật này theo đạo luật bảo vệ động vật có vú ở biển.

Dùng robot để nghiên cứu cá voi sắp tuyệt chủng
Dùng robot nghiên cứu cá voi

Robot dưới nước đã phát hiện ra các loài cá voi vây, cá voi sei và cá voi lưng gù trong vùng này, đó là lần đầu tiên các thiết bị tự động ghi lại được tiếng kêu của nhiều loài cá voi khác nhau. Theo WHOI, tiếng kêu của cá voi được ghi lại trong khoảng 60 dặm (97km) từ phía Nam Bar Harbor, Maine. Bên cạnh đó, các robot cũng thực hiện một vài kiểm tra để tìm nguyên nhân khiến vùng này trở thành nơi sinh sản hấp dẫn của các loài cá voi, bao gồm đo nhiệt độ nước, đo độ mặn, kiểm tra mẫu nước để tìm kiếm loài zookplankton là thức ăn của cá voi.

Phát hiện tiếng kêu của cá voi

Để dò tìm tiếng kêu của cá voi, người ta sử dụng những con robot dài 1,8 mét có gắn động cơ không phát tiếng ồn làm nhiệm vụ truyền dữ liệu về máy tính sau mỗi vài giờ.

Các thông tin mà robot truyền về đều rất cần thiết để hiểu được hành vi của các con cá voi trong vùng, hành vi của chúng chỉ mới được nghiên cứu rất ít vì chúng thường chỉ bơi qua vùng này vào cuối mùa thu và đông, khi nước đã đóng băng.

Việc phát hiện ra tiếng kêu của cá voi cho phép các nhà nghiên cứu xác định được vị trí của cá voi và chụp hình chúng. Việc này giúp các nhà khoa học nhận biết được 4 con cá voi đầu bò đã được biết đến trước đó. Các robot dưới nước là một sự cải tiến lớn trong phương pháp dò tìm cá voi.

Nhà nghiên cứu Sofie Van Parijs cho biết, việc xác định được vị trí của loài cá voi đầu bò sẽ giúp theo dõi loài vật đang bị đe dọa này và quản lý tác động của con người lên chúng tốt hơn.

Theo NOAA, cá voi đầu bò có thể nặng đến 140.000 pound (63.500kg) và dài tới 55 feet (16,7 mét). Chúng thực sự đang gặp nguy hiểm, hiện chỉ còn khoảng 300 đến 400 con thuộc loài này sống sót.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News