Dùng sex để cạnh tranh với tình địch

Khỉ đột cái dùng tình dục để cạnh tranh với các đối thủ trong cuộc chiến tình cảm. Ngay cả khi có bầu chúng cũng tìm cách giao phối với con đực để ngăn không cho những con cái khác mang thai.

Chúng tôi nhận thấy hành vi giao phối là một trong những thủ thuật mà cá thể khỉ đột cái sử dụng để cạnh tranh với nhau nhằm tranh giành sự ưu ái của con đực”, Diane Doran-Sheehy, một nhà linh trưởng học của Đại học Stony Brook (Mỹ), phát biểu.

Doran-Sheehy và các đồng nghiệp theo dõi một đàn khỉ đột ở Cộng hòa Congo trong 1.147 ngày. Đàn này có 5 con cái và một con đực trưởng thành.

Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu có phải những con khỉ đột cái mang thai tìm cách quyến rũ con đực để anh chàng khỏi gần gũi những cô nàng khác không. Hành vi cạnh tranh đó có thể giúp chúng ta giải thích tại sao con người tiến hóa thành một loài gần như tuân thủ kiểu hôn nhân một vợ một chồng”, Doran-Sheehy nói với Newscientist. 

Dùng sex để cạnh tranh với tình địch

Một con khỉ đột cái. (Ảnh: Pbase.com)

Kết quả theo dõi cho thấy 5 khỉ đột cái sinh một con trong gần 3 năm và tất cả đều giao phối với con đực sau khi thụ thai. Tuy nhiên, chúng thường cố tình gạ gẫm con đực khi nhận thấy những con cái kia có nhu cầu giao phối.

Chẳng hạn, sau khi một con cái (mà nhóm nghiên cứu gọi là MK) thụ thai, nó đã giao phối với con đực trong 3 chu kỳ động hớn liên tiếp của một con cái có tên EB. Một con cái khác (gọi là UG) giao phối trong suốt thời kỳ mang thai. Nó luôn gạ gẫm con đực khi con cái khác muốn được thụ thai.

Con khỉ đực duy nhất trong đàn tỏ ra không khôn ngoan. Phần lớn khỉ đột đực thích giao cấu với những con cái chưa có thai, song anh chàng này luôn ưu tiên những con có mức độ động hớn lớn hơn, bất kể chúng có mang thai hay không.

Điều đó giải thích tại sao những con đã mang thai vẫn giả vờ động hớn. Do cả đàn chỉ có một con đực, những con cái phải cố gắng giành được sự ưu ái của nó để nhận được sự chăm sóc sau khi sinh con.

Bằng cách trì hoãn thời gian mang thai của các đối thủ, khỉ đột cái cũng sẽ tạo ra một lợi thế về sinh sản. Tara Stoinski, một nhà linh trưởng học của vườn thú Atlanta tại Mỹ, phát hiện ra rằng những con khỉ đột cái lớn lên trong môi trường nuôi nhốt cũng “xếp lịch” những cuộc mây mưa trùng thời điểm động hớn của những con cái khác.

Tôi đồng ý với Doran-Sheehy rằng những con khỉ đột cái cạnh tranh với nhau để giành con đực”, Stoinski phát biểu.

Tuy nhiên, tổ tiên của loài người và khỉ đột không phải là những loài linh trưởng duy nhất biết dùng sex để cạnh tranh. Khỉ bonobo, tinh tinh cái cũng coi việc giao cấu là công cụ để thu hút sự ủng hộ của con đực và bảo vệ con của chúng.

Những con đực sẵn sàng giết chết những con bé để buộc mẹ chúng giao phối. Khi một con tinh tinh hoặc khỉ bonobo cái giao phối với tất cả con đực trong đàn, anh chàng nào cũng nghĩ mình là bố của đứa con mà con cái đẻ ra. Vì thế chúng sẽ không giết con non nữa”, Doran-Sheehy giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News