Dùng tên lửa để cắt ngắn thời gian bay quốc tế

Các công ty hàng không tư nhân đang khám phá khả năng sử dụng tên lửa để chở hành khách bay đường dài trong thời gian ngắn hơn nhiều máy bay thương mại.

Đầu tháng 5, hãng hàng không Qantas ở Australia thông báo kế hoạch cho chuyến bay liên tục dài nhất thế giới từ Sydney tới New York hoặc London trong 20 giờ, dự kiến bắt đầu vào năm 2025. Tuy nhiên, theo nghiên cứu công bố sau đó vài tuần của Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh, hành trình đó có thể rút ngắn xuống 2 giờ, bằng 1/10 thời gian bay của Qantas, nếu sử dụng tên lửa.

Dùng tên lửa để cắt ngắn thời gian bay quốc tế
Tên lửa có tốc độ di chuyển nhanh hơn hẳn máy bay chở khách thương mại. (Ảnh: 3D Sculptor).

Theo cách tiếp cận mang tên du hành tên lửa từ điểm này tới điểm khác, có thể sử dụng tên lửa để phóng tàu vũ trụ trong chuyến bay cận quỹ đạo, cho phép di chuyển ở tốc độ lên tới 6.437km/h, theo David Doughty, giám đốc điều hành Admiral Jet, công ty chuyên về máy bay phản lực và trực thăng tư nhân. Những máy bay phản lực thương mại lớn hiện nay bay ở tốc độ khoảng 885 - 965km/h khi đạt vận tốc hành trình. Vì vậy, tốc độ của tên lửa sẽ tạo ra khác biệt lớn về thời gian đến. "Tên lửa có thể thay đổi cách nghĩ của chúng ta về du lịch và mở ra nhiều cơ hội mới để thám hiểm và khám phá", Doughty nói.

Một số công ty vũ trụ đang kiểm tra công nghệ cần thiết để du hành tên lửa từ điểm này tới điểm khác. Các tỷ phú bao gồm Richard Branson, Elon Musk và Jeff Bezos đang tham gia cuộc chạy đua vũ trụ mới thông qua công ty tương ứng là Virgin Galactic, SpaceX, và BlueOrigin. Cuối tháng 5, Virgin Galactic thông báo thực hiện thành công chuyến bay không gian thứ 5 và các chuyến bay thương mại vào vũ trụ có thể bắt đầu từ đầu tháng 6.

Quân đội Mỹ cũng đang hợp tác với SpaceX, Blue Origin, và Rocket Lab để khám phá khả năng du hành tên lửa từ điểm này tới điểm khác để vận chuyển hàng hóa, theo Joe Cassady, kỹ sư hàng không vũ trụ làm việc cho NASA. Họ đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trong phát triển tên lửa tái sử dụng, nhưng vẫn còn một chặng đường dài cần vượt qua trước khi sẵn sàng bay thương mại. Xây dựng cơ sở phóng, thiết lập hành lang bay và điều phối hệ thống kiểm soát không lưu sẽ đòi hỏi vốn đầu tư lớn cũng như sự cộng tác giữa công ty vũ trụ và chính phủ.

Ngoài ra, tên lửa sử dụng nhiên liệu dễ bay hơi và phát nổ với số lượng lớn. Do đó, nhiều khả năng địa điểm phóng không thể đặt ở thành phố lớn thuận tiện mà nằm ở vị trí hẻo lánh như bãi thử nghiệm của SpaceX ở Boca Chica, Texas, gần biên giới Mexico. Cuối cùng, ngành công nghiệp cần cân nhắc tác động tới môi trường, cả trên Trái đất và trong không gian.

Trong quá trình phóng và hạ cánh, hành khách sẽ trải qua lực G hay lực gia tốc lớn, theo Cassady. Phi hành gia hiện nay trải qua lực G bằng 3, khiến trọng lượng cơ thể có cảm giác nặng gấp 3 lần trên mặt đất. Vì vậy, ghế ngồi cần có dạng ôm sát để hấp thụ một phần tải trọng.

Hành khách sẽ cần mặc bộ đồ vũ trụ điều áp và đội mũ bảo hiểm trong thời gian cất cánh kéo dài 10 phút và khi hạ cánh dài 40 phút. Nhưng trong 30 - 60 phút ở quỹ đạo, họ có thể trải nghiệm trạng thái phi trọng lực. Họ có thể cởi bộ đồ điều áp và trôi nổi tự do.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản dùng tia vũ trụ theo dõi chuyển động trong lòng đất

Nhật Bản dùng tia vũ trụ theo dõi chuyển động trong lòng đất

Các nhà khoa học phát triển hệ thống định vị toàn cầu có thể theo dõi cả những chuyển động dưới lòng đất nhờ tia vũ trụ mạnh mẽ.

Đăng ngày: 20/06/2023
Tia sáng xanh bí ẩn lóe lên từ hành tinh

Tia sáng xanh bí ẩn lóe lên từ hành tinh "có thể có dạng sống kỳ lạ"

Trong hình ảnh đặc biệt được chụp bởi tàu Juno của NASA, một đốm sáng xanh kỳ lạ lóe lên giữa biển mây của sao Mộc - một trong những hành tinh có thể nhìn rõ ràng nhất từ Trái đất.

Đăng ngày: 20/06/2023

"Siêu tên lửa" Ariane 5 của châu Âu bị ngưng phóng vì lý do kỹ thuật

Tên lửa Ariane 5 của ESA dự kiến sẽ được phóng ngày hôm nay 16/6, nhưng đã bị hủy vì lý do kỹ thuật.

Đăng ngày: 19/06/2023
Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh lên quỹ đạo

Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh lên quỹ đạo

Trung Quốc vừa phá kỷ lục của nước này về số vệ tinh phóng bằng một tên lửa duy nhất với vụ phóng lúc 12h30 hôm 15/6 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 19/06/2023
Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Đến nay, các nhà khoa học đã xác định vũ trụ bao gồm ba phần riêng biệt: Vật chất có thể quan sát và đo lường được. Hai thành phần lý thuyết khác được gọi là vật chất tối và năng lượng tối.

Đăng ngày: 17/06/2023
Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân Hà

Một nhóm nhà thiên văn học ở Đại học Harvard phát hiện cụm sao bay siêu nhanh, trong đó có một ngôi sao lập kỷ lục với tốc độ 8.226.967km/h.

Đăng ngày: 16/06/2023

"Quái vật" gần 5 tỉ tuổi đụng độ, phun mưa kho báu xuống Trái đất

Một trong những hiện tượng thiên văn ngoạn mục nhất năm mà người Trái đất đón nhận có thể bắt nguồn từ một sự kiện dữ dội, thảm khốc, theo nghiên cứu mới từ NASA.

Đăng ngày: 16/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News