Dùng tia laser dịch chuyển đồ vật trong không khí

Điều đặc biệt của thí nghiệm laser này là bạn không cần đến phòng nghiên cứu chuyên nghiệp để làm đâu mà có thể thực hiện ngay tại nhà!

Các nhà khoa học đã tìm ra cách làm cho những hạt kim cương siêu nhỏ bay lơ lửng trong không trung như dùng tia "thần lực" trong Star Trek – du hành giữa các vì sao vậy.

Trước đây, ta biết rằng có thể dùng laser để di chuyển những hạt cực nhỏ, ví dụ như nguyên tử, thế nhưng đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực thi trên một viên kim cương nano – có kích thước chỉ 100 nm, tức là bé hơn 1.000 lần so với móng tay của chúng ta.

Dùng tia laser dịch chuyển đồ vật trong không khí
Đôi khi, chỉ mất vài phút là hiện tượng này xảy ra.

Các nhà vật lý học của Đại học Rochester nắm bắt được rằng tia laser được làm từ các hạt photon, có khả năng tạo một lực rất yếu mà thông thường ta không cảm nhận được.

"Khi sáng sớm thức giấc, ta mở cửa sổ ra đón ánh nắng mặt trời thì ta không cảm thấy bị kéo hay bị đẩy đâu nhỉ", thành viên nhóm nghiên cứu Nick Vamivakas chia sẻ. "Thế nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng nếu dùng một thấu kính hội tụ để tập trung laser thành một tia duy nhất thì nó có khả năng điều khiển được các hạt siêu nhỏ".

Đôi khi, chỉ mất vài phút là hiện tượng này xảy ra, những cũng có lúc quá trình này kéo dài rất lâu.

"Có lần tôi phải chờ tới nửa tiếng đồng hồ trước khi mẩu kim cương kia bay được", Nick nói tiếp. "Nhưng một khi nó đã bị "dính bẫy" thì chúng tôi có thể giữ cho nó ở nguyên như thế nhiều tiếng liền".

Dùng tia laser dịch chuyển đồ vật trong không khí
Tên của hiệu ứng này là Optical Levitation (Dịch chuyển Quang học).

Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm được cách ứng dụng công nghệ này trong lĩnh vực máy tính lượng tử, hoặc lý giải được cách thức hoạt động của ma sát đối với những vật có kích thước hiển vi.

Thế nhưng điều khiến cho hiện tượng này đặc biệt, đó là bạn không cần phải sở hữu cả một phòng thí nghiệm hay các dụng cụ chuyên dụng để thực hiện nó. Chỉ cần vài trăm nghìn đồng để mua các linh kiện, bao gồm một thấu kính, một cái đèn laser rẻ tiền mà hồi bé bạn hay chơi, cùng một căn phòng kín để tránh gió - do lực kéo của tia laser khá yếu nên chỉ một cơn gió nhẹ cũng đủ khiến nó bị ảnh hưởng.

Tên của hiệu ứng này là Optical Levitation (Dịch chuyển Quang học), đó là khi động năng của các photon được truyền cho một vật thể, khiến cho nó lơ lửng trong tia laser. Vật đó phải có kích thước cực kỳ nhỏ, dưới 50 µm nên là đừng cố gắng bắt UFO hay tàu bay vũ trụ bằng cách chiếu tia laser của bạn lên trời đêm nhé.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Tàu

Tàu "không đường ray" chạy trên đường phố Trung Quốc

Được miêu tả là

Đăng ngày: 26/10/2017
Đức chạy thử nghiệm xe buýt không người lái

Đức chạy thử nghiệm xe buýt không người lái

Ngày 25/10, Công ty đường sắt Deutsche Bahn (DB) của Đức bắt đầu cho chạy thử nghiệm mẫu xe buýt không người lái đầu tiên tại quốc gia này.

Đăng ngày: 26/10/2017
Dự án giúp con người dùng ý nghĩ điều khiển máy móc

Dự án giúp con người dùng ý nghĩ điều khiển máy móc

Dự án khoa học Mental Work sử dụng Giao diện kết nối não và máy (BMI), được phát triển tại phòng thí nghiệm Viện Công nghệ Liên bang Lausanne (EPFL), Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 26/10/2017
Hà Lan xây cầu bằng công nghệ in 3D

Hà Lan xây cầu bằng công nghệ in 3D

Cầu xây bằng công nghệ in 3D là công trình dân sự đầu tiên ứng dụng phương pháp mới, có tốc độ thi công nhanh và phát thải khí CO2 thấp.

Đăng ngày: 25/10/2017
Toshiba công bố công nghệ pin mới sạc trong 6 phút

Toshiba công bố công nghệ pin mới sạc trong 6 phút

Mới đây, Toshiba công bố công nghệ pin sạc siêu bền (SCiB) thế hệ tiếp theo có khả năng sạc nhanh với tốc độ chóng mặt.

Đăng ngày: 25/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News