Được phát hiện năm 1947, tại sao đến giờ Zika mới bùng phát?

Sự nóng lên toàn cầu sẽ là nguyên nhân chính khiến cho trong tương lai, nhiều căn bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát dữ dội và biến đổi vô cùng bất thường.

Gần đây, virus Zika đang là tâm điểm của công luận thế giới khi trở thành một dịch bệnh nguy hiểm hoành hành ở các nước châu Mỹ. Trong quá trình giám sát, các nhà nghiên cứu đã giả định về mối liên kết giữa virus với một loại khuyết tật bẩm sinh gọi là tật đầu nhỏ. Chứng bệnh này khiến cho các trẻ em sinh ra với phần đầu nhỏ bất thường và bộ não bị teo lại.

Trong những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học thông báo đã tìm thấy gene của virus Zika trong nước ối và não của bào thai bị chứng đầu nhỏ. Tuy nhiên, những số liệu này vẫn còn quá nhỏ để có thể trở thành một bằng chứng chắc chắn. Trong khi đó, một số bác sĩ người Argentina đã xuất bản một báo cáo nêu lên ý kiến trái ngược khi cho rằng cả virus Zika lẫn các loại thuốc dùng để chống muỗi đều không phải nguyên nhân gây ra chứng đầu nhỏ.

Virus Zika lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1947 từ một con khỉ Rhesus bị mắc bệnh ở khu rừng có tên là Zika thuộc Uganda. Virus này thuộc về cùng một họ các virus khác như sốt xuất huyết, sốt vàng da và virus Tây Sông Nile. Tuy nhiên, Zika lại được cho là tương đối vô hại. Người bị nhiễm virus này chỉ bị phát ban và sốt nhẹ.

Sau đó Zika bắt đầu truyền vào châu Mỹ và thâm nhập qua châu Á trong năm 2007. Kể từ đó virus đã lây lan theo cấp số nhân.

Virus Zika tương tự như Ebola, thường sinh sôi trong các quần thể động vật đặc hữu. Ví dụ như ở Ebola, virus thường lây nhiễm trong loài dơi và truyền cho người khi họ sử dụng thịt động vật bị nhiễm bệnh.

Được phát hiện năm 1947, tại sao đến giờ Zika mới bùng phát?
Virus Zika được phát hiện đầu tiên trên loài khỉ Rhesus.

Zika thường được tìm thấy chủ yếu ở loài khỉ.con người lại bị liên lụy thông qua các vết muỗi đốt. Để chống lại hệ miễn dịch của vật chủ, virus Zika sẽ phát triển và thay đổi bộ gen liên tục.

Vấn đề bắt đầu phát sinh khi virus di chuyển đến một khu vực địa lý mới và truyền vào một nhóm dân số chưa bao giờ bị lây nhiễm từ trước. Trong trường hợp này, những phụ nữ đang mang thai sẽ có nguy cơ đặc biệt cao. Bất kỳ tác nhân gây bệnh nào có khả năng đi qua nhau thai cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của thai nhi và gây ra những tổn thương vĩnh viễn.

Một số báo cáo cho rằng, chính sự tham gia của thuốc trừ sâu đã làm cho muỗi bị đột biến và kết hợp cùng với các tác nhân khác khiến cho virus Zika trở nên nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, đây là một giả thuyết vẫn chưa có bằng chứng chứng minh cụ thể. Vì các loại thuốc trừ sâu đã được người Argentina sử dụng từ trước năm 2000 và đã được thử nghiệm rất nhiều về mức độc tính trên các loại động vật có vú trước khi được đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng trên khắp thế giới để kiểm soát muỗi, không chỉ ở Argentina và Brazil. Nhưng chỉ có ở khu vực này, Zika mới bùng nổ thành dịch bệnh lớn.

Nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự thật rằng, việc tăng cường lượng sử dụng thuốc trừ sâu và sự lây nhiễm virus là hậu quả của xu hướng toàn cầu. Trong hai thập kỷ qua, các loại virus như Zika và sốt vàng da đã lan ra ở mức độ toàn cầu với một tốc độ vô cùng nhanh chóng.

Con người phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Sự tăng lên trong hoạt động du lịch giữa các lục địa, dân số gia tăng nhanh chóng và cuối cùng là sự gia tăng nhiệt độ đã tạo ra điều kiện sống tuyệt vời cho cho loài muỗi. Và do đó, các bệnh mà chúng mang theo đã lây lan đến mức gần như không thể kiểm soát.

Môi trường đô thị đông đúc dân cư cùng với hàng loạt ao tù nước đọng đã khiến cho số lượng loài muỗi và các côn trùng gây hại tăng đến mức kỉ lục.

Các nhà khoa học đã vào cuộc để nghiên cứu về vắc xin chống Zika. Tuy nhiên, để đưa một loại vắc xin vào thử nghiệm trong thực tế thì chúng cần phải trải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt của chính phủ. Thông thường, phải mất từ 10 đến 20 năm để hoàn thiện một loại vắc xin. Trong trường hợp khẩn cấp, quá trình này có thể giảm xuống còn từ 2-4 năm.

Sự nóng lên toàn cầu sẽ là nguyên nhân chính khiến cho trong tương lai, nhiều căn bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát dữ dội và biến đổi vô cùng bất thường.

Các khu vực địa lý trước đây quá lạnh lẽo giờ đã bắt đầu xuất hiện các loại virus viêm não, sốt xuất huyết, và Tây Sông Nile. Tương tự như vậy, Zimbabwe và Ethiopia đang trải qua sự gia tăng bất thường của bệnh thương hàn và bệnh tả do vệ sinh kém, ao tù nước đọng và biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News