"Đường mòn của quỷ": Những chàng trai khác loài đi trên dung nham 430.000 năm trước

Một nhóm thanh niên Neanderthals - một loài người khác đã tuyệt chủng - từng đi trên lớp tro mềm nóng bỏng của núi lửa vừa phun trào ở Ý với mục đích bí ẩn, y như truyền thuyết về đường mòn của quỷ của đất nước này.

Theo truyền thuyết của ý và những bản nhạc dân gian, những con quỷ từng đi bộ dọc sườn một ngọn núi lửa ở miền nam nước Ý, những bước đi in sâu vào đá rắn, tồn tại nghìn năm. Truyền thuyết này phần nào xuất phát từ những dấu vết như dấu chân trên đá, đi xuống sườn núi Roccamofina, một ngọn núi lửa đã tắt hàng chục nghìn năm ở nước Ý.


Một nhà khoa học đang làm việc tại "đường mòn của quỷ - (Ảnh: MAURO FERMARIELLO / SCIENCE PHOTO LIBRARY)

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Adolfo Panarello từ Đại học Cassino (Ý) đã nghiên cứu 67 vết lõm bàn chân, bao gồm những dấu vết kể trên và cả 14 dấu vết mới phát hiện, đi ngược lên núi thay vì đi xuống như các vết được tìm thấy trước đó.

Theo Science Alert, các dấu chân này đã kể lại câu chuyện về một nhóm thanh niên bí ẩn đã mạo hiểm đi vào núi lửa ngay khi nó vừa phun trào xong, với một tốc độ nhàn nhã như đang tản bộ.

Các dấu chân được kiểm tra niên đại và cho thấy nó đã in vào đá tận 430.000 năm. Dựa vào hình dáng dấu chân, họ xác định nó thuộc về những thanh niên trai tráng người Neanderthals, một loài đã tuyệt chủng cùng thuộc chi Người (Homo) với Homo sapiens chúng ta.

Lý do các dấu chân in sâu vào đá là vì các tảng đá này thực ra chính là lớp dung nham nóng chảy lẫn tro bụi mềm của núi lửa vừa phun trào, vẫn còn nóng bỏng và chưa hóa rắn khi những thanh niên này đi ngang!

Chi tiết này thực sự gây sốc vì để các dấu chân còn in rõ đến thế, họ đã đi vào núi ngay sau vụ phun trào chỉ vài tiếng. Theo các tính toán, họ đã đợi khoảng vài giờ sau phun trào để dung nham nguội đi từ nhiệt độ 300 độc C xuống còn 50 độ C, tuy vẫn còn rất nóng nhưng tạm bước đi được với những bàn chân rắn rỏi, chai sạn của loài người "chiến binh" nổi tiếng mạnh mẽ này.

Các phát hiện vừa công bố trên Journal of Quaternary Science.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tìm thấy

Tìm thấy "tiên dược" trong mộ cổ bề thế, chuyên gia phẫn nộ: Hàng nghìn năm sau cũng không dung thứ!

Nam Kinh được mệnh danh là "Lục triều cố đô". Các triều đại đặt tại kinh đô Nam Kinh hầu hết đều yên bình nhưng văn hóa lại vô cùng phát triển.

Đăng ngày: 27/06/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Đăng ngày: 23/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.

Đăng ngày: 17/06/2025
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 16/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News