Phát hiện thi thể chứa lượng lớn thủy ngân của công chúa Liêu Quốc: Ai đã ra tay tàn độc?
Ngày 10 tháng 3 năm 2003, 1 đội khảo cổ học đã phát hiện ra 1 cỗ quan tài cực lớn màu đỏ tươi tại dãy núi Turki, nội Mông Cổ. Ngay sau đó, các chuyên gia đã tiến hành mở cỗ quan tài ra và thực hiện 1 cuộc kiểm tra thân phận, cũng như nguyên nhân qua đời của chủ nhân ngôi mộ này bằng sóng điện từ.
Sau khi kết quả chụp bằng sóng điện từ được công bố, tất cả mọi người có mặt ở hiện trường đều kinh ngạc, sửng sốt. Các bộ phận trên thân thể của chủ nhân ngôi mộ như phần đầu, não bộ, phần ổ bụng hay phần tay đều hiện rõ lên những vùng màu đen và những chấm đen dày đặc. Đặc biệt tại 3 vùng như bụng, tay và xương đều phát hiện 1 lượng lớn thủy ngân.
Số thủy ngân trong quan tài mà đội khảo cổ thu thập được lên đến 1,5 lít. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự cho cái chết của chủ nhân ngôi mộ này vẫn chưa được làm rõ. Nhưng, theo suy đoán của đội khảo cổ, khả năng cao là người này đã trực tiếp nuốt phải 1 lượng lớn thủy ngân, dẫn đến trúng độc chết.
Chủ nhân ngôi mộ là ai và có thân phận thế nào?
Các nhà khảo cổ đang tiến hành kiểm định cỗ quan tài lạ. (Ảnh: Baidu)
Căn cứ vào thiết kế xa hoa trong mật thất chứa ngôi mộ và vô vàn những vật bồi táng phong phú, đa dạng bên cạnh, có thể nhìn ra chủ nhân của nó là một người có địa vị cao trong xã hội xưa.
Tiếp tục khám phá, đội khảo cổ phát hiện ra 1 bức văn bia. Dựa vào đây, đội khảo cổ nhận định được chủ nhân ngôi mộ có thể là con gái của nhà khai lập ra Liêu Quốc Gia Luật A Bảo Cơ – công chúa Chí Cổ.
Sau khi xác định được thân phận chủ nhân ngôi mộ là công chúa Liêu Quốc, đội khảo cổ đã tìm kiếm các tài liệu lịch sử liên quan đến Liêu Quốc và vị công chúa này để giải đáp về nguyên nhân cái chết của nàng.
Nàng công chúa Liêu Quốc được nhận định là chết vì trúng độc thủy ngân. (Ảnh: Baidu)
Nguyên nhân cái chết của công chúa Chí Cổ bước đầu được xác định có liên quan đến khoảng thời gian cha nàng - Gia Luật A Bảo Cơ có ý định kiến lập Liêu Quốc và xưng đế.
Tuy nhiên, quyết định của Gia Luật A Bảo Cơ lại gặp phải sự phản đối của nhiều người, trong đó vợ, em rể ông và con gái Chí Cổ là những người phản đối kịch liệt nhất. Để phản đối Gia Luật A Bảo Cơ xưng đế, 1 cuộc binh biến đã xảy ra. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, vị vua Liêu Quốc đã lập tức điều quân đi trấn áp nhóm quân đảo chính. Trong 3 năm tiếp theo, quân đảo chính đã hoàn toàn được dẹp loạn.
Là 1 thành viên của đội quân đảo chính phản đối chính cha ruột mình, công chúa Chí Cổ đương nhiên không thể thoát được tội. Nàng đã bị vua cha giam cầm dưới địa lao (ngục tù dưới lòng đất), vĩnh viễn không được tha thứ.
Thế giới trong nửa cuộc đời sau của nàng chỉ gói gọn trong 4 bức tường của tù ngục. Và, lượng thủy ngân mà đội khảo cổ tìm được rất có khả năng là lượng thuốc độc mà công chúa Chí Cổ đã uống để tự sát.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
