Đường tàu "đụng" phải 60.000 ngôi mộ cổ

Hàng chục ngàn bộ hài cốt thuộc hơn 60 cụm di chỉ đã bị đường tàu đụng phải, biến công trường xây dựng thành nơi làm việc của hơn 1.000 nhà khảo cổ.

200 nhà khảo cổ vừa được mời tham gia quá trình xây dựng đường tàu HS2 – tuyến đường sắt cao tốc mới nối giữa thủ đô London và Birmingham (Anh).

Họ chỉ là một nhóm trong số hơn 1.000 nhà khảo cổ đang làm việc trên tuyến đường sắt này bởi trong quá trình xây dựng, đường tàu này đã đụng vô số hài cốt, quan tài và những di chỉ khảo cổ có giá trị.


Công trường xây dựng đã trở thành công trường khảo cổ lớn nhất nước Anh - (ảnh: PA).

Lần này, một nghĩa trang cực lớn, ước tính có từ 230 năm trước, sẽ phải di dời và nhường chỗ cho hệ thống đường tàu. Dự kiến có tới 60.000 ngôi mộ cổ được đào lên, trong đó có rất nhiều quan tài của các nhân vật lịch sử tiếng tăm.


Một bộ hài cốt được khai quật tỉ mỉ bằng cọ - (ảnh: PA).


Một lọ đựng thư từ thời Victoria - (ảnh: PA).

Máy xúc sẽ lấy đi lớp đất ban đầu cho đến khi quan tài hoặc những phần hài cốt lộ ra, sau đó các nhà khoa học sẽ tiếp quản, khai quật tỉ mỉ từng bộ hài cốt. Ước tính đã có 1.200 hài cốt được khai quật.


Một bộ hài cốt được phân tích trong phòng thí nghiệm - (ảnh: HS2 Archaeology).


Công trường dày đặc bóng áo cam của các nhà khảo cổ - (ảnh: BBC).

Nhiều người đã biểu tình phản đối hoặc tổ chức những lễ tưởng niệm nhỏ cho những người bị quật mộ. Những người đứng đầu công trình HS2 hứa với dân chúng rằng các hài cốt và hiện vật sẽ được đối xử "với nhân phẩm, sự quan tâm và tôn trọng". Họ đã liên hệ Cơ quan Lịch sử Anh, Giáo hội Anh và các giáo xứ địa phương để tiếp nhận di dời các ngôi mộ cổ.


Một nhà khảo cổ đang làm việc trên đường tàu chết chóc - (ảnh: HS2 Archaeology).

Khu nghĩa trang nằm gần St James’s Gardens, một công viên lớn gần ga tàu Euston ở London.

Quá trình xây dựng đường tàu HS2 dài hơn 240 km được ví von là đào sâu vào 10.000 năm lịch sử Anh quốc. Trong quá trình đào, hết lần này đến lần khác, các công nhân đã đào phải hơn 60 di chỉ khảo cổ lớn nhỏ, từ các khu định cư thời tiền sử, làng mạc thời La Mã cho đến mộ của những người từ thời cách mạng công nghiệp và Chiến tranh thế giới thứ 2.


Sơ đồ mô tả tóm lược các cụm di chỉ lớn nhất mà người ta đã khai quật được khi xây dựng đường tàu - (ảnh: HS2 Archaeology).

Ông Mark Thurston, giám đốc điều hành công trình HS2 nói quá trình xây dựng đường tàu này là "cuộc thăm dò khảo cổ học lớn nhất từng có ở nước Anh".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News